Một khi trong cơ thể có tế bào ung thư, ắt sẽ có những thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào hay ở bất cứ người nào những triệu chứng này cũng rõ ràng, dễ phát hiện. Chưa kể, có nhiều người nhận ra sự thay đổi nhưng lại chủ quan, thiếu kiến thức mà xem nhẹ chúng.
Nếu không muốn rơi vào cảnh “hối không kịp”, sáng dậy thấy cơ thể có 7 dấu hiệu dưới đây tốt nhất hãy sớm tới gặp bác sĩ. Bởi vì đây là thời điểm bộc lộ rõ nhất tình trạng sức khỏe ở mỗi người.
1. Mệt mỏi, rất khó thức dậy
Mệt mỏi dai dẳng, nhất là vào buổi sáng được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh liệt vào triệu chứng phổ biến ở những người bị ung thư. Nó biểu hiện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Buổi sáng thức dậy triệu chứng này rõ ràng hơn bởi các tế bào ung thư hoạt động mạnh hơn vào ban đêm và hệ miễn dịch suy yếu đi vào buổi sáng. Bạn sẽ mệt mỏi, khó thức dậy xảy ra ngay cả khi bạn đã ngủ đủ giấc, ngủ sớm vào tối hôm trước. Nó cũng thường xảy ra nghiêm trọng hơn, sớm hơn với người mắc ung thư máu và ung thư tủy xương.Do tăng canxi máu và ảnh hưởng trực tiếp tới tuần hoàn.
2. Ho nhiều, ho dai dẳng
Nếu mỗi buổi sáng thức dậy bạn bị ho liên tục, không dứt cơn, khi đã loại trừ những bệnh cơ bản như cảm cúm, cảm lạnh, đau họng, viêm phổi thì hãy nghĩ đến dấu hiệu ung thư phổi, ung thư thực quản. Ho được coi là một trong những dấu hiệu chính của ung thư phổi nhưng triệu chứng này cũng có thể nặng hơn vào buổi sáng. Khối u có thể chặn một phần đường thở và tích tụ chất nhầy qua đêm, từ đó gây ra cơn ho nặng hơn vào buổi sáng.
Đặc biệt, nếu ho kéo dài trong khoảng 3 - 4 tuần không thuyên giảm kèm theo máu thì bạn nên đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân cụ thể.
3. Đau bụng dai dẳng
Bạn hãy cẩn trọng với đau bụng lặp lại trong thời gian dài mỗi khi thức dậy buổi sáng. Rất có thể nó do khối u đường tiêu hóa, tiết niệu. Rõ ràng nhất là ung thư dạ dày và ung thư gan. Triệu chứng đau bụng do ung thư vào buổi sáng thường đi kèm với đi vệ sinh bất thường. Ví dụ như tiêu chảy hay táo bón, khó đi tiêu, tiểu gấp, tiểu không tự chủ.
Ngoài ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… có thể kể đến khối u ác tính ở bàng quang hay thận. Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh cũng cảnh báo đây là triệu chứng ung thư tủy làm tăng tiểu để loại bỏ canxi dư thừa.
4. Buồn nôn, nôn mửa
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh nhấn mạnh rằng buồn nôn mỗi sáng là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư nói chung. Đặc biệt là khi ở giai đoạn nặng hay đang phải hóa trị, xạ trị.
Ung thư dạ dày và ung thư thực quản được đánh giá là dễ gây buồn nôn và nôn mửa nhiều nhất mỗi sáng thức dậy. Bên cạnh đó các bệnh ung thư khác như: ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư thận… cũng có thể gây buồn nôn. Bởi vì ngoài ảnh hưởng tới tiêu hóa, chúng còn dễ di căn lên não, ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh gây nôn.
5. Đau đầu dai dẳng
Đau đầu dai dẳng, nhất là đau đầu kết hợp với buồn nôn/choáng váng/nhìn mờ mỗi khi thức dậy buổi sáng được đánh giá là có liên quan đến ung thư. Thường gặp nhất là khối u não hoặc ung thư di căn tới não.
Theo nghiên cứu của tổ chức Nghiên cứu Khối u Não Brain Tumour Research (Anh), đau đầu là một trong những triệu chứng chính của khối u não mà bạn gặp phải. Khác biệt là cơn đau này sẽ dữ dội hơn, kèm theo buồn nôn, choáng váng vào buổi sáng. Các bệnh ung thư di căn đến não và gây đau đầu buổi sáng phổ biến như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tế bào thận…
6. Nước tiểu bất thường
Lần đi tiểu đầu tiên trong ngày có thể phản ánh rất nhiều về sức khỏe. Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt, không đục và sẽ thay đổi màu sắc, lượng nước tùy theo thói quen ăn uống hàng ngày. Khi nước tiểu có mùi đường, thu hút kiến thì nhiều khả năng nước tiểu đang dư thừa đường, dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Trường hợp đi tiểu liên tục, đau bụng âm ỉ thì có thể là triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu hoặc ung thư bàng quang, ung thư thận. Đặc biệt nếu mỗi buổi sáng đi tiểu thấy lẫn máu tươi thì nên đến bệnh viện khám ngay.
7. Miệng hôi, có mùi lạ
Nếu miệng của bạn rất hôi mỗi sáng dậy, không liên quan tới bệnh răng miệng và không giảm nhiều sau khi đánh răng/súc miệng thì nên cẩn trọng với ung thư. Nhất là nếu xuất hiện những kiểu mùi hôi lạ như mùi táo thối, mùi hôi kèm mùi như kim loại, mùi tôm cá thối… Phổ biến như ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Ung thư phổi khiến chất nhầy tích tụ nhiều trong phổi, dẫn tới hôi miệng do acid phân hủy. Ung thư dạ dày cũng dẫn đến triệu chứng trào ngược, ợ chua và hôi miệng. Ung thư gan khiến chất độc trong cơ thể không được chuyển hóa bình thường, hàm lượng amoniac trong máu tăng dẫn đến hôi miệng.
Theo Ngọc Ái (Phụ Nữ Mới)