Chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia đã trải qua 21 năm phát sóng chương trình. Vòng nguyệt quế năm là đích đến của hàng nghìn bạn trẻ khi nhà vô địch sẽ được trao suất học bổng toàn phần trị giá 40.000 USD.
Hầu hết các nhà vô địch đều ở lại Australia sinh sống và làm việc. Duy chỉ có duy nhất 2 thí sinh trở về nước là Lương Phương Thảo (mùa 3) và Lê Viết Hà (mùa 7).
Bên cạnh đó, 2 thí sinh vẫn ở lại Việt Nam chưa đi du học do ảnh hưởng của dịch là Trần Thế Trung (mùa 19) và Nguyễn Thị Thu Hằng chuẩn bị thi tốt nghiệp (mùa 20).
Cú lột xác ngoạn mục của các nhà leo núi, hầu hết đều "công thành danh toại"
Có thể thấy sau 20 năm phát sóng, chương trình đã tìm ra những Quán quân xuất sắc. Tất cả đều đã lựa chọn con đường du học, nhiều người cũng học lên cả bậc Thạc sĩ - Tiến sĩ, thành công ở cả cuộc sống và sự nghiệp bây giờ.
Điển hình như Lê Vũ Hoàng, quán quân Olympia mùa thứ 6. Anh là một trong những nhà vô địch có hoàn cảnh cảm động nhất. Khi tham gia chương trình, mẹ của Hoàng liên tục đau ốm, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có điều kiện chữa chạy.
Chức Quán quân của Vũ Hoàng đã giúp cuộc đời anh thay đổi. Anh nhận được suất học bổng 35.000 USD tại ÚC, hoàn thành bậc Tiến sĩ, trở thành Giám đốc công nghệ của của VIoT. đình đám.
Đặc biệt là trong lần xuất hiện gần đây nhất trên sóng VTV, Vũ Hoàng đã hé lộ khối tài sản lên đến 1 triệu USD. Khu nhà có cơ ngơi vô cùng hiện đại và tiện nghi, anh chàng cũng mua thêm ô tô để di chuyển. Nhân dịp sinh nhật cậu con trai, nam Quán quân còn lắp đèn xung quanh ngôi nhà khiến nhìn từ xa không khác gì biệt thự đẳng cấp.
Hay với Quán quân Phan Mạnh Tân (mùa 2), anh chàng cũng học lên bậc Tiến sĩ, đang là quản lý cấp cao của tập đoàn IBM - một trong những công ty về công nghệ nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Với nữ Quán quân mùa 11 - Phạm Thị Ngọc Oanh, cô nàng cũng nối gót đàn anh ở lại Australia làm việc. Cô tốt nghiệp ngành Thương mại Kế toán và Tài Chính.
Có một lần, nhà vô địch Olympia còn tự hào khoe với khán giả quê nhà về thành tích xuất sắc khi đậu cấp độ 3 chương trình CFA danh giá. Đây là chứng chỉ được cấp bởi viện CFA, tổ chức nghề nghiệp quốc tế dành cho những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính.
Duy nhất 2 Quán quân trở về nước, họ là ai?
Đến thời điểm hiện tại, chỉ có 2 Quán quân trở về nước làm việc sau khi đi du học là Lương Phương Thảo (mùa 3) và Lê Viết Hà (mùa 7).
- Quán quân Olympia Lê Viết Hà
Lê Viết Hà từng theo học trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi). Anh chàng từng tự nhận bản thân là người học khá môn Toán và Hóa, còn "học Văn thì hơi dở" và cũng cảm thấy tiếc khi lỡ trả lời sai 1 câu kiến thức tự nhiên trong trận chung kết.
Cựu vô địch Olympia về nước vào năm tháng 12/2017, anh đảm nhận công việc cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư tại Mekong Capital - một công ty vốn tư nhân tập trung vào Việt Nam; tới năm 2020, anh trở thành Giám đốc điều hành tại Pizza 4P's.
- Quán quân Olympia Lương Phương Thảo
Lương Phương Thảo là học sinh của trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long). Cô nàng là Quán quân đặc biệt bậc nhất khi không lựa chọn du học đại học Swinburne như các tiền bối. Cô quyết định đổi trường là đại học Monash, đồng nghĩa với việc gia đình sẽ phải tự bù thêm tiền du học bên này.
Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, cô trở về nước làm việc tại một công ty quảng cáo của Anh tại TP.HCM. Thời gian sau, cô chuyển sang làm cho một công ty khác của Mỹ ở quận 1. Thông tin sau này về nữ Quán quân khá ít ỏi do cô không muốn tiếp xúc nhiều với truyền thông.
Lý do không trở về nước của các nhà Quán quân là gì?
Chỉ duy nhất 2/20 Quán quân Olympia trở về nước làm việc. Đây từng là chủ đề gây tranh cãi suốt giữa khán giả nhiều thế hệ. Bởi họ cho rằng những Quán quân ấy đi du học rồi ở nước ngoài định cư là "chảy máu chất xám", "Olympia đào tạo nhân tài cho Australia, Mỹ".
Trước những thắc mắc đó, chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia đã quyết định đầu tư một buổi sang Úc để nói chuyện với các Quán quân, lắng nghe tâm sự của họ.
Và đây là lý giải:
Quán quân Phan Đăng Nhật Minh (mùa 17) - cậu bé Google cho rằng: "Ngành học của mình ở Việt Nam rất khó kiếm việc và phát triển nên muốn ưu tiên nơi nào phát triển hơn".
Quán quân Lê Viết Hoàng (mùa 6) sở hữu cơ ngơi 1 triệu USD: "Thứ mình đóng góp là các dự án liên kết. Chứ bản chất của mình là nhà nghiên cứu, nếu được làm điều mình thích, có điều kiện cho bản thân nghiên cứu thì công ty nào đầu tư như thế thì đương nhiên sẽ cân nhắc trở về".
Quán quân Phan Minh Đức (mùa 10): "Nếu học Tiến sĩ ở Việt Nam thì phải học nghiên cứu bằng tiếng Việt. Như vậy phải học lại một lần nữa. Làm vậy sẽ tốn thời gian so với việc học tiếng Anh ở Úc".
Quán quân Phan Mạnh Tân (mùa 2): Do gia đình đang sống ổn định ở nước ngoài, việc thay đổi sẽ gây đảo lộn cuộc sống nên anh chàng hi vọng, khi các con tầm 18 tuổi thì sẽ có cơ hội quay về nước.
Theo Vân Trang - Mai Linh (Pháp Luật & Bạn Đọc)