Nguyễn Hữu Nghĩa trong lần đi làm công tác xã hội. |
Một năm sau, Duy tốt nghiệp chương trình Cử nhân danh dự với kết quả xuất sắc tại ĐH RMIT Melbourne. Nhờ thành tích nổi bật này, Thiên Duy nhận được học bổng tiến sỹ, tiếp tục nghiên cứu về hệ thống thông tin, với hướng tập trung chính là về quản lý bảo mật thông tin của doanh nghiệp và cá nhân. Giờ đây cậu sinh viên năm nào tại RMIT Việt Nam đã là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai tại ĐH RMIT Melbourne.
Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu của Duy đã được xuất bản trong các tạp chí uy tín trên thế giới, như: Máy tính & An ninh, tạp chí quốc tế về An toàn thông tin & thông tin cá nhân, Hệ thống thông tin châu Đại Dương. “Mình đang phối hợp với một công ty thiết kế, thi công nội thất hàng đầu Việt Nam để cải thiện hệ thống quản lý bảo mật của họ. Đề tài này áp dụng phương pháp phân tích mạng xã hội trong doanh nghiệp để góp phần đưa ra giải pháp tốt nhất cho việc truyền tải thông tin được xuyên suốt, nâng cao nhận thức bảo mật của mọi người và giúp tinh giản thời gian và chi phí”, Duy nói về công việc nghiên cứu hiện tại.
Mặc dù là tiểu thư trong một gia đình giàu có nhưng Nguyễn Như Quỳnh luôn tự mình phấn đấu trong cuộc sống. |
“Ngay từ thời đi học phổ thông, bố mẹ đã dạy cho em cách sống, cách tiêu tiền và cách quý trọng đồng tiền, bởi để có được ngày hôm nay, bố mẹ cũng phải đi lên từ hai bàn tay trắng. Vì thế, làm việc gì em đều cân nhắc rất kỹ”. Nguyễn Như Quỳnh |
Ngoài công tác xã hội ở trường, Quỳnh còn tham gia nhóm câu lạc bộ với các nhà hảo tâm mỗi năm 2- 3 lần để đi khám bệnh cho những người dân nghèo ở các tỉnh khác nhau. Nói về sở thích của mình, cô tiểu thư này tỏ ra thích thú khi kể về những chuyến du lịch của mình. “Du lịch là sở thích của em nhưng niềm hạnh phúc nhất là em đi du lịch mà không phải xin tiền ba mẹ bởi hiện em đang bán vé máy bay nên nếu có giá rẻ là em săn ngay, còn tiền ăn tiêu thì lấy từ hoa hồng bán vé”, Quỳnh thích thú chia sẻ.
Tương tự, cũng có gia cảnh thuộc dạng đại gia trong lĩnh vực kinh doanh ngành gỗ nhưng Nguyễn Hữu Nghĩa (sinh năm 1994, quê Khánh Hòa) sinh viên năm 4 trường Đại học Kinh tế TPHCM lại là thủ lĩnh Đội Công tác xã hội của trường chứ không là công tử bột như những sinh viên “quý tộc” khác.
Là con út trong gia đình nên Nghĩa được bố mẹ ưu ái. Đậu đại học, Nghĩa vào TPHCM sinh sống cùng 3 anh chị trong biệt thự thuộc dạng VIP ở quận Bình Thạnh (được bố mẹ mua từ trước). Từ nhỏ đến lớn, ngoài việc học và học, Nghĩa hầu như không phải đụng tay đụng chân bất cứ việc gì, thế nhưng, từ khi đặt chân vào TPHCM cậu thiếu gia này hoàn toàn thay đổi, đụng việc gì cũng làm, phong trào nào cũng theo như Tiếp sức mùa thi, từ thiện, hoạt động Đoàn...
Môi trường tác động tâm lý Điều quan trọng không phải là dạy con sống khổ mà là giúp con hiểu được giá trị đích thực của đồng tiền thay vì vô tư sử dụng một cách thiếu kiểm soát”, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam chia sẻ với phóng viên sau loạt bài “Sinh viên “quý tộc”, họ là ai?” đã đăng. Ông Sơn cho rằng: “Có không ít sinh viên quý tộc xuất hiện ở một số trường tư thục, dân lập, trường quốc tế và cả một vài trường công. Biểu hiện dễ thấy nhất là vẻ bề ngoài, xe cộ, phục trang... tiếp đến là việc đi học có phần thể hiện mình một cách quá đáng trong khi học, còn bên ngoài môi trường học đường thì thích vui đùa, thích xuất hiện ở những nơi đình đám như bar, sàn nhảy... Có thể nói, vai trò của gia đình và nhà trường đối với lối sống của một bộ phận sinh viên quý tộc này hết sức quan trọng, vì chính cách thức tác động của gia đình đã đẩy các bạn đi đến kiểu ỷ lại và vô tư thể hiện. Ngoài ra, gia đình cũng cần tổ chức những hoạt động để con cái có thể điều chỉnh chính mình, tham gia các hoạt động xã hội tích cực và cân bằng bản thân thay vì cứ vô tư thụ hưởng. Nhà trường cần tôn trọng các em, tôn trọng nhu cầu riêng tư của các em, đồng thời cần định hướng, khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hoạt động cộng đồng để điều chỉnh nhận thức, cảm xúc tích cực với cuộc sống”. Theo ông Vũ Toản - Phó trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM, gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ mỗi con người. Môi trường xã hội chứa đựng đầy đủ tính đa dạng về thành phần, phức tạp về tính chất, đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn làm chủ bản thân, có trí tuệ để nhận biết, kiểm soát hành vi mới có thể tránh được những cám dỗ đời thường. Ngày nay có nhiều bạn trẻ may mắn được sinh ra, lớn lên trong gia đình có điều kiện kinh tế, đầy đủ về vật chất nên dễ rơi vào trạng thái ngộ nhận về giá trị, tự cho mình cái quyền được hưởng thụ, quyền xác định chuẩn mực đối với người khác. “Tôi mong các bạn trẻ hãy xem mình là người bình thường, hãy nghĩ và hãy sống tử tế. Chúng ta cần xây dựng môi trường văn hóa đại học mà ở đó vừa là nơi hội tụ tri thức khoa học, đồng thời là môi trường sản sinh những nhân cách lớn, không chỉ tự giúp mình mà còn biết dẫn dắt những người xung quanh tránh khỏi những cám dỗ, những thói hư tật xấu” - ông Vũ Toản chia sẻ. |