Nhà tuyển dụng hỏi: 'Sếp và bạn học cùng mượn xe, bạn sẽ cho ai mượn?', người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối, được nhận ngay!

12/09/2024 10:59:41

Nếu nhận được câu hỏi này trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ có cách trả lời như thế nào?

Cách đây không lâu, trên MXH có chia sẻ về một câu hỏi phỏng vấn nghe có vẻ vô lý, nhưng thực ra lại ẩn chứa điều sâu xa. Tại buổi phỏng vấn của một công ty lớn, có 6 ứng viên tham gia. Nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi: "Nếu sếp của bạn và bạn học của bạn cùng hỏi mượn xe trong một ngày, bạn sẽ cho ai mượn?"

Ứng viên thứ nhất nhanh chóng trả lời: "Tôi sẽ chọn cho bạn mượn, dù sao chúng tôi cũng có tình bạn cùng lớp nhiều năm".

Ứng viên thứ hai lại chọn cho sếp mượn, vì ứng viên này cho rằng, sau khi vào làm việc, người có thể giúp đỡ mình nhiều nhất là sếp, chứ không phải bạn học.

Ứng viên thứ ba suy nghĩ một chút rồi nói: "Tôi chọn không cho ai mượn, bây giờ xe không thể dễ dàng cho mượn. Nếu mượn mà không có vấn đề gì thì không sao, nhưng nếu xảy ra chuyện, người bị ảnh hưởng là chủ xe, chứ không liên quan gì đến bạn học hay sếp".

Ứng viên thứ tư cũng chọn cách không cho ai mượn, anh đưa ra một lý do: "Cho bạn học mượn sẽ làm mất lòng sếp, không có lợi cho công việc sau này, nếu cho sếp mượn thì sẽ làm ảnh hưởng đến tình bạn. Vậy nên, tốt nhất là không cho ai mượn".

Ứng viên thứ năm trả lời: "Điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ, tôi sẽ cho người có mối quan hệ sâu sắc hơn với mình mượn".

Nhà tuyển dụng hỏi: 'Sếp và bạn học cùng mượn xe, bạn sẽ cho ai mượn?', người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối, được nhận ngay!
Ảnh minh họa.

Ứng viên thứ sáu sau khi trầm ngâm một lúc, rồi trả lời một cách rõ ràng: "Nếu là tôi, tôi sẽ xem ai là người hỏi mượn trước. Nếu tôi đã hứa cho bạn mượn, dù sếp gọi điện mượn xe, tôi cũng sẽ giải thích tình huống và hỏi sếp có giải pháp nào khác không, để giúp sếp giải quyết vấn đề. Và nếu bạn bạn học gọi mượn trước, tôi cũng làm vậy, vì lời hứa của mình rất quan trọng.

Tuy nhiên, nếu chỉ vì điều này mà sếp có khúc mắc với tôi, chứng tỏ rằng vị sếp này không phù hợp để hợp tác lâu dài, tôi sẽ tìm một nơi làm việc khác. Tương tự, nếu bạn học vì vậy mà xa lánh tôi, điều đó cho thấy người bạn này không phù hợp để giữ mối quan hệ lâu dài, tôi cũng sẽ chọn cách tránh xa".

Sau khi nghe xong câu trả lời của nam ứng viên này, nhà tuyển dụng khen anh EQ cao, ngay lập tức công bố anh được nhận. Nhà tuyển dụng thông minh không chỉ dựa vào bằng cấp để chọn ứng viên.

1. "Cấp trên thích người tài hay người nghe lời?"

Thường có người hỏi: "Cấp trên thích người tài hay người nghe lời?". Câu trả lời chỉ xoay quanh 3 dạng: "thích người tài, thích người nghe lời, hoặc thích người vừa có tài vừa nghe lời".

Những người có năng lực giúp công ty giải quyết vấn đề mới là những người được sếp trọng dụng. Khả năng giải quyết vấn đề chính là năng lực cốt lõi của một người và cũng là sự tự tin lớn của họ.

Khi một người coi việc nghe lời, chỉ biết nói "có" trong môi trường làm việc là một thói quen, điều này sẽ dần trở thành một sự phụ thuộc và sự phụ thuộc này vô tình trở thành rào cản cho sự phát triển của họ.

Một người chỉ hài lòng với việc hoàn thành công việc được giao mà không chủ động suy nghĩ và lên kế hoạch thì sẽ khó mà phát triển được trong môi trường công sở.

Nhà tuyển dụng hỏi: 'Sếp và bạn học cùng mượn xe, bạn sẽ cho ai mượn?', người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối, được nhận ngay! - 1
Ảnh minh họa.

2. Có nguyên tắc, được tin tưởng chính là lợi thế lớn nhất

Trong môi trường công sở, để phát triển được, điều quan trọng là biết cách nói lời từ chối trong trường hợp nên từ chối, không xu nịnh vì địa vị, giữ vững lập trường. Giá trị của một người được thể hiện qua những nguyên tắc của họ. Nếu hành động mà không có giới hạn, bạn sẽ dễ dàng đánh mất giá trị vốn có của bản thân.

Như câu nói: "Giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng, có nguyên tắc, mới xứng đáng để giao phó".

Dù là trong công việc hay cuộc sống, nếu có thể khiến mọi người yên tâm, đặt niềm tin, thì đó chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất.

3. Nhân phẩm là tấm vé thông hành quan trọng nhất

Có một câu nói rất hay: "Sự thông minh và tài năng của bạn quyết định những gì bạn có thể đạt được nhưng nhân phẩm của bạn sẽ quyết định bạn có thể đi bao xa".

Trong công việc cũng vậy, nhân phẩm không đạt, dù bằng cấp có cao đến đâu cũng vô ích. Nhân phẩm là tấm vé thông hành quan trọng nhất của một người trong cuộc sống, công việc.

Trong tiêu chí trọng dụng nhân sự của lãnh đạo, nhân cách, phẩm chất của nhân sự có ý nghĩa rất lớn. Không ai muốn đặt niềm tin và trọng dụng một nhân viên có phẩm chất kém.

Sở hữu nhân phẩm tốt đã trở thành chuẩn mực cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp và là nền tảng vững chắc cho một cuộc sống thành công.

Một người có trình độ học vấn chưa đủ, có thể cải thiện, năng lực chưa đủ, cũng có thể rèn luyện, nhưng nếu nhân phẩm không đạt thì không gì có thể giúp được bạn.

Nhà tuyển dụng hỏi: 'Sếp và bạn học cùng mượn xe, bạn sẽ cho ai mượn?', người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối, được nhận ngay! - 2
Ảnh minh họa.

Trạng thái làm việc tốt nhất của một người là: Tư duy nhanh nhạy, không trốn tránh khi gặp vấn đề, có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, trí tuệ cảm xúc cao, làm việc có nguyên tắc, nhân phẩm cao quý, sống không thẹn với lòng, từ đó mới có thể tiến xa hơn trong công việc.

Hãy trở thành một người độc lập, biết giữ lời hứa, đáng tin cậy, cuộc sống của bạn sẽ trở nên giàu có hơn và sự nghiệp của bạn cũng sẽ ngày càng suôn sẻ hơn.

Theo Minh Nguyệt (Thanh Niên Việt)

Nổi bật