Sau bữa ăn trưa, ông Đường, 59 tuổi ở Thâm Quyến, Trung Quốc đột nhiên ngất xỉu, mắt nhắm nghiền, sắc mặt tái nhợt... nên được người nhà nhanh chóng đưa tới bệnh viện.
Tại bệnh viện, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ cho biết lượng đường trong máu của của bệnh nhân cao tới 18,0mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này bị nhiễm toan ceton đái tháo đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.
Người nhà cho biết ông Đường rất quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Ông đã kiêng đồ ngọt, đồ chiên rán, thay vì ăn cơm, ông thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây vì nghe bạn bè truyền tai nhau, 2 món thực phẩm này có thể giúp hạ đường huyết.
Ngày xảy ra vụ việc, ông Đường vẫn ăn uống bình thường nhưng lại quên tiêm insulin. Chưa đầy nửa giờ sau, cơ thể ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt, hôn mê rồi qua đời trong bệnh viện.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai tây có an toàn không?
Một nghiên cứu được thực hiện trên 70.773 người cho thấy, người có chế độ ăn 3 khẩu phần khoai tây luộc, nghiền hoặc nướng mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ tăng 4%, nếu sử dụng khoai tây chiên, nguy cơ này tăng lên đến 19%. Ngoài ra, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo làm nguyên bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng mỡ máu. Ngoài ra, khoai tây chiên còn chứa nhiều calo, có thể góp phần làm tăng cân không kiểm soát.
Mặc dù hầu hết các trường hợp người bệnh tiểu đường ăn khoai tây là an toàn, tuy nhiên người bệnh phải cân nhắc về khối lượng khẩu phần ăn, lựa chọn loại khoai tây và đặc biệt là cách chế biến phù hợp. Tốt nhất người bệnh tiểu đường nên tránh khoai tây chiên và các món khoai tây khác nhiều chất béo.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai tây thế nào tốt nhất?
Việc chế biến thức ăn sẽ làm thay đổi cấu trúc tinh bột, do đó sẽ ảnh hưởng việc hấp thu thức ăn vào máu. Nói chung, khoai tây nấu càng lâu sẽ có GI càng cao. Do đó, luộc hoặc nướng trong thời gian dài sẽ có xu hướng làm khoai tây tăng GI.
Tuy nhiên, để nguội khoai tây sau khi nấu chín có thể làm tăng tỷ lệ loại tinh bột khó hấp thu trong món ăn, điều này giúp giảm GI từ 25-28%. Như vậy món salad khoai tây sẽ tốt cho sức khỏe người tiểu đường hơn khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng nóng.
Người tiểu đường ăn khoai tây cũng có thể giảm nguy cơ đường huyết tăng nhanh sau ăn bằng cách chế biến khoai tây nguyên vỏ, thêm nước chanh hoặc ăn khoai tây cùng với các thức ăn khác chứa protein và chất béo, điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate.
3 nhóm người không nên ăn nhiều khoai tây
Người mắc bệnh tiểu đường
Khoai tây có chỉ số đường huyết cao, có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng nhanh chóng và đẩy mạnh sản xuất insulin. Vì vậy, những người tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Người bị cao huyết áp
Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch. Do đó người bị cao huyết áp được khuyến cáo hạn chế ăn khoai tây.
Người đang ăn kiêng
Nếu bạn đang ăn kiêng với khoai tây, hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất hạn chế. Cơ thể sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.
Theo M.H (Giadinh.suckhoedoisong.vn)