Nam sinh lên thuyết trình vô tình để lộ màn hình tin nhắn, nội dung khiến cả lớp ngượng 'chín mặt': Hiện trường phim truyền hình gì đây?

27/11/2024 08:11:41

Nhìn kỹ lại thì mấy tin nhắn có gì đó sai sai.

Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị công nghệ vào trong học tập rất phổ biến và được khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm như thuận tiện, tiết kiệm công sức và trực quan hơn, thì đôi khi chúng cũng gây ra một vài tình huống khó xử.

Trên mạng xã hội Trung Quốc mới đây đã lan truyền một trường hợp như vậy khiến nhiều người dở khóc dở cười. Đó là bức ảnh chụp lại box chat của một cậu bạn vô tình bị lộ khi mang máy tính cá nhân lên kết nối với thiết bị bảng để thuyết trình. 

Mới đọc nội dung tin nhắn, các bạn trong lớp không khỏi đỏ mặt vì cứ ngỡ mình đang chứng kiến bộ mặt thật của một "tay chơi". Nội dung của những tin nhắn chưa đọc có thể kể đến như:

- Có thể đừng rời xa em không?

- Có phải anh có người khác rồi không?

- Anh "cắm sừng" em à?

- Anh yêu, em có bầu rồi anh yêu,

- Anh đang làm gì đó? Nhớ anh lắm babe.

Nam sinh lên thuyết trình vô tình để lộ màn hình tin nhắn, nội dung khiến cả lớp ngượng 'chín mặt': Hiện trường phim truyền hình gì đây?
Những tin nhắn vô tình bị chiếu lên màn hình khiến cả lớp xôn xao.

Có thể thấy, các tin nhắn đến cùng một lúc với nhau nhưng mỗi tin nhắn lại do một người nhắn. Nếu chỉ dừng ở đây, hẳn không ít người đã tưởng tượng 7749 kịch bản phim truyền hình trong đầu và hẳn cậu bạn lên thuyết trình sẽ mang tiếng... "tra nam" bắt cá nhiều tay.

Thấy chuyện bất bình một số bạn trong lớp liền lấy điện thoại chụp lại, nhưng sau khi nhìn kĩ avatar của mấy "cô gái", mọi người đã nhanh chóng phát hiện ra gì đó sai sai. Bởi lẽ tuy tin nhắn thì mùi mẫn nhưng tên của các "cô gái" đều rất nam tính và avatar của họ cũng vậy. Và nếu quan sát kỹ, các bạn sẽ thấy một group chat có tên "Phòng 201 - Dấu ấn hoành tráng nhất của Khoa điện tử" trên màn hình. Móc nối các dữ kiện lại với nhau, netizen có thể đoán ra thực chất không có màn "tra nam" lộ bộ mặt thật nào ở đây cả, mà thực chất chỉ là những người bạn cùng phòng 201 với nam sinh thuyết trình đang bày trò trêu bạn thôi.

Gì gì thì, màn trêu chọc này hẳn đã khiến nam sinh thuyết trình được phen hú hồn và màn thuyết trình của cậu bạn chắc chắn cũng được chú ý hơn cho mà xem. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một điều rằng do đây là ở lớp học nên những trò đùa thế này có thể không gây ra vấn đề gì quá lớn, nhưng nếu đổi một trường hợp khác, một sự kiện khác, trò đùa không đúng lúc hoàn toàn có thể dẫn đến hiểu lầm và tạo ra hậu quả không đáng có. Bởi vậy, các bạn sinh viên khi trêu đùa nhau cũng cần có giới hạn nhé!

Cách sử dụng thiết bị điện tử vào trong học tập một cách hiệu quả

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng thiết bị điện tử trong học tập đã trở nên phổ biến và mang lại nhiều lợi ích, giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Để sử dụng thiết bị điện tử một cách hiệu quả, cần lưu ý một số điểm quan trọng.

Đầu tiên, chọn lựa thiết bị phù hợp với nhu cầu học tập là việc làm cần thiết. Máy tính cá nhân, máy tính bảng hay điện thoại thông minh đều có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực nếu biết cách tận dụng. Ví dụ, máy tính bảng có thể hữu ích trong việc đọc tài liệu, ghi chú, trong khi máy tính cá nhân thích hợp cho việc viết luận, lập trình hay xử lý dữ liệu.

Tiếp theo, việc tổ chức môi trường học tập sao cho gọn gàng và khoa học cũng góp phần không nhỏ trong việc học tập hiệu quả. Một không gian học tập ngăn nắp, với thiết bị điện tử được sắp xếp hợp lý sẽ giúp người học tập trung và giảm thiểu sự phân tâm.

Ngoài ra, việc sử dụng các phần mềm học tập, ứng dụng giáo dục cũng là một cách để nâng cao hiệu quả học tập. Có rất nhiều ứng dụng và phần mềm được thiết kế để hỗ trợ việc học các môn học khác nhau, từ lịch sử, toán học, đến ngôn ngữ, giúp việc học trở nên sinh động và thú vị hơn.

Việc lập kế hoạch học tập cũng quan trọng không kém. Hãy sử dụng các công cụ như lịch trình học tập, nhắc nhở có trong thiết bị để sắp xếp thời gian và nhiệm vụ một cách hợp lý. Đảm bảo bạn có thời gian cho cả học và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.

Cuối cùng, việc duy trì kỷ luật cá nhân khi sử dụng thiết bị điện tử không kém phần quan trọng. Tránh xa những yếu tố có thể gây xao lạc như mạng xã hội hay trò chơi điện tử trong khi học. Sử dụng thiết bị vào mục đích học tập chứ không phải làm phương tiện giải trí sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

Như vậy, việc áp dụng công nghệ vào học tập không chỉ là xu thế mà còn là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục. Mỗi người học cần ý thức được cách thức sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả, từ đó nâng cao kết quả học tập và phát triển bản thân.

Theo Trang Vũ (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật