Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo 'bệnh từ miệng mà vào', về lâu về dài còn mắc ung thư

14/12/2024 11:41:12

Chỉ là 1 đồ dùng nhỏ nhưng bạn không nên chủ quan khi mua sắm, sử dụng.

Đũa là vật dụng không thể thiếu trên bàn ăn của hầu hết mọi gia đình. Song, có bao giờ bạn nghĩ rằng chiếc đũa mà mình đang dùng hàng ngày có thể là "ổ vi khuẩn" khủng khiếp? Theo các nghiên cứu, một số loại đũa có thể bẩn gấp 8 lần so với bệ toilet, chứa nhiều mối nguy cho sức khỏe hơn bạn tưởng.

1. Đũa gỗ, đũa tre

Nhiều người thích sử dụng đũa gỗ và đũa tre vì nhẹ, giá thành rẻ mà không bao giờ lỗi thời. Tuy nhiên, thực tế loại đũa gỗ và tre rất dễ thấm nước. Việc đũa thường xuyên tiếp xúc với nước khi rửa, cộng thêm môi trường xung quanh trong bếp ẩm ướt khiến đũa dễ bị mốc và phát triển vi khuẩn. Khi đũa gỗ bị mốc, nguy cơ gây hại cho sức khỏe không thua kém gì các sản phẩm nhựa độc hại.

Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo 'bệnh từ miệng mà vào', về lâu về dài còn mắc ung thư

Ngoài ra, khi đũa được sử dụng và chà rửa nhiều lần, bề mặt sẽ xuất hiện các vết nứt nhỏ. Đây sẽ là nơi lý tưởng để bám bẩn và phát triển vi khuẩn. Theo một nghiên cứu được trích dẫn bởi ETtoday News, phó giáo sư Lý Chính Đạt đến từ đại học quốc gia Đài Loan (National Taiwan University) đã kiểm tra lượng vi khuẩn trên 4 loại đũa sau khi rửa sạch. Kết quả cho thấy:

- Đũa inox có lượng vi khuẩn thấp nhất. 

- Đũa tre và đũa nhựa melamine có lượng vi khuẩn tương đương, lần lượt là 350 và 310 đơn vị, vượt ngưỡng tiêu chuẩn 200 đơn vị. 

- Đũa gỗ có lượng vi khuẩn lên tới 600 đơn vị, cao hơn tiêu chuẩn 3,3 lần.

Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo 'bệnh từ miệng mà vào', về lâu về dài còn mắc ung thư - 1

Đặc biệt, nếu kiểm tra loại đũa tre có vân sọc ở đầu, lượng vi khuẩn còn đạt tới 13.000 đơn vị – cao gấp 37 lần so với đũa tre thường và bẩn hơn bệ toilet gấp 7, 8 lần. Phó giáo sư Lý đã khuyến nghị nên thay đũa gỗ hoặc đũa tre sau 3-6 tháng sử dụng. 

Nếu đũa có dấu hiệu trầy xước hoặc biến dạng, cần thay ngay lập tức. Đồng thời, khi chọn mua đũa, hãy ưu tiên những loại có màu tự nhiên, không có vân sọc và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo 'bệnh từ miệng mà vào', về lâu về dài còn mắc ung thư - 2

2. Đũa inox

Ưu điểm của đũa inox là chịu nhiệt tốt, dễ vệ sinh và không bị mốc, lượng vi khuẩn bám lại cũng thấp hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất thường khắc các đường vân ở đầu đũa để tăng độ bám khi gắp thức ăn. Nếu không vệ sinh kỹ, các đường vân này lại trở thành nơi tích tụ bẩn và vi khuẩn.

Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo 'bệnh từ miệng mà vào', về lâu về dài còn mắc ung thư - 3

Bởi vậy, chúng ta nên chọn loại đũa inox đầu nhẵn như loại đũa được làm nguyên khối từ thép không gỉ 304. Nếu nhà bạn đang sử dụng loại đũa có đường vân, cần chú ý làm sạch kỹ các khe rãnh. Đũa inox cũng cần được thay mới nếu bị trầy xước hoặc gỉ sét và nên tập thói quen thay đũa định kỳ.

3. Đũa nhựa melamine

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đũa với thiết kế bắt mắt nhằm kích cầu người mua. Đũa melamine là 1 trong số đó, được dùng phổ biến vì giá rẻ, đẹp, dễ khô ráo. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Y Cao Hùng (Trung Quốc) cho thấy nếu tiếp xúc với nhiệt độ trên 40°C, đũa melamine kém chất lượng có thể giải phóng chất độc. Đặc biệt, những loại đũa có màu sắc rực rỡ như xanh lá hoặc cam thường sử dụng phẩm màu có khả năng chứa độc tố.

Chưa hết, các nhà sản xuất đũa thường thêm dung môi chứa kim loại nặng vào lớp sơn màu để đũa không bị phai màu. Khi lớp sơn này tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thức ăn có tính axit, các chất độc hại có thể ngấm vào thức ăn và đi vào cơ thể, lâu dài có thể gây ung thư.

Khuyên thật: Đừng dùng 3 loại đũa này kẻo 'bệnh từ miệng mà vào', về lâu về dài còn mắc ung thư - 4

Do đó, hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị các gia đình nên tránh sử dụng đũa nhựa hoặc đũa melamine. Nếu cần dùng cho trẻ nhỏ để tập ăn, hãy đảm bảo không để đũa tiếp xúc với thực phẩm nóng.

Vậy làm sao để chọn đũa an toàn? 

Khi chọn đũa, hãy ưu tiên các loại có màu sắc tự nhiên, kiểu dáng đơn giản, không có rãnh khắc, đồng thời đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh dành cho dụng cụ ăn uống. Tốt nhất là không nên chủ quan mà hãy tuân theo nguyên tắc 3 "không": Không sơn màu, không hoạ tiết và không đũa ghép (ưu tiên đũa liền khối).

Ngoài ra, tùy theo chất liệu đũa, cần lưu ý thêm:

- Đũa gỗ, đũa tre: Ưu tiên loại không có rãnh khắc, không sơn bóng. 

- Đũa inox: Chọn loại không có mối hàn để tránh vi khuẩn bám vào khe hở. 

- Đũa nhựa: Chỉ nên dùng loại được làm từ nhựa an toàn, chịu nhiệt tốt.

Theo Lam Phương (Phụ Nữ Số)