Trong tiếng Việt, hệ thống các thanh điệu tạo ra sự đa dạng vô cùng cho các từ ngữ, chỉ cần thay đổi một chi tiết về dấu thôi là có thể thay đổi toàn bộ ngữ nghĩa của từ. Hoặc trong cùng một câu nói có nội dung tương đương, chỉ cần thêm một dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi thì ý nghĩa của câu đã trở nên khác đi rồi.
Một câu hỏi dành cho học sinh lớp 1 được dân mạng tranh cãi không ngừng: Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc thì có nghĩa trái ngược với ban đầu?
Vô số những đáp án được dân mạng đưa ra, trong đó nhiều nhất phải kể đến cặp từ "đèn - đen" với lời giải thích rằng đèn tượng trưng cho "sáng", bỏ dấu sắc trong từ "sáng" thì có được từ trái nghĩa là "đen".
Song, câu trả lời đúng khiến ai cũng bất ngờ. Từ tiếng Việt cần tìm là "Sáu".
Bởi "Sáu" khi bỏ dấu sắc sẽ thành từ "Sau".
"Sau" tất nhiên là trái nghĩa với "ban đầu".
Ở đây đề bài không yêu cầu tìm từ trái nghĩa với một từ nào đó có dấu sắc mà yêu cầu phải tìm từ có ý nghĩa ngược với "ban đầu".
Đúng là phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam. Cách đây không lâu, một câu hỏi mẹo tương tự cũng gây bão CĐM: "Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc mà vẫn giữ nguyên nghĩa?".
Một học trò đã có cách xử lý đề bài trên cực thông minh. Theo đó, câu trả lời được đưa ra là "chữ tứ bỏ dấu sắc thì thành chữ tư, vẫn là số 4!".
Theo Bob V (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)