Giới trẻ vô cảm, tôn sùng thói xa hoa

27/07/2015 09:45:44

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ những nguyên nhân dẫn tới lối sống vô càm, tôn sùng xa hoa của giới trẻ hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ những nguyên nhân dẫn tới lối sống vô càm, tôn sùng xa hoa của giới trẻ hiện nay.

- Để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về nguyên nhân của hiện tượng trên cần phải có nhiều nghiên cứu cũng như các điều tra dư luận xã hội trong bản thân giới trẻ cũng như trong toàn xã hội. Tuy nhiên, có thể kể tới vai trò của gia đình trong việc quản lý con cái hiện nay.

Thời gian bố mẹ dành chăm sóc, trò chuyện, lắng nghe và chơi với con cũng ít đi nhiều so với thời kỳ trước. Thay vì cả nhà vui vẻ quây quần bên mâm cơm tối (có thể còn đạm bạc) là hình ảnh từng người trong gia đình lặng lẽ ăn cơm tối (vì mỗi người có một thời gian biểu riêng biệt, con cái thì phải đi học thêm, cha mẹ thì còn tiếp xúc, giao dịch với đối tác, làm thêm giờ…).

Một bộ phận bạn trẻ đang xa lánh với đời sống thực. 


Thứ hai có thể kể tới là vai trò của nhà trường trong vấn đề giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tốt đẹp cho học sinh. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là những tác động thiếu tích cực từ xã hội lên sự hình thành nhân cách của giới trẻ ngày càng nhiều và rất khó lường.

Sự phát triển của mạng internet, mạng xã hội và nhiều thứ khác đều có thể trở thành những nguy cơ tác động tiêu cực lên giới trẻ. Lối sống vô cảm, thiếu quan tâm tới mọi người xung quanh như cha mẹ, bạn bè, thích giải quyết các hiểu lầm, vướng mắc với bạn bè trong trường, lớp, bằng bạo lực, không thích lao động, tôn sùng lối sống xa hoa, xa xỉ.

Sự giàu lên và nổi tiếng một cách nhanh chóng của nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu không phải do sự khổ luyện chuyên môn mà do nhiều yếu tố khác lại được nhiều tờ báo “giật tít” liên tục cũng làm giới trẻ nhiều khi quên đi ý nghĩa của lao động chân chính. Rồi hệ thống sân chơi cho trẻ em, như chúng ta thấy hiện cũng rất ít.

Ngoài ra, còn nguyên nhân khác như lực lượng cán bộ làm công tác thanh niên, thiếu niên trong nhà trường hiện nay chưa chuyên nghiệp, số lượng ít và phần lớn là bán chuyên trách. Do vậy có rất nhiều hiện tượng như bạo lực học đường, vi phạm nội quy, quan hệ tình dục sớm… xảy ra trong nhà trường nhưng rất khó chỉ ra ai, bộ phận nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Thêm vào đó là sự quan tâm, đánh giá xã hội của cấp trên đối với chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục vẫn đề cao, xem trọng phần kết quả “dạy chữ” hơn “dạy người”.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 


- Biện pháp ngăn ngừa cũng đã có, vậy làm thế nào để chúng ta không bất lực nhìn tỷ lệ tội phạm trong thanh thiếu niên ngày càng gia tăng?

- Để từng bước giảm thiểu dẫn tới những hạn chế đến mức tối đa xu hướng gia tăng của hiện tượng này, nên chú trọng vào một số nhóm giải pháp liên quan tới gia đình như: tăng cường vai trò cũng như trách nhiệm của cha mẹ, của gia đình, của chính quyền địa phương nơi trẻ em sinh sống đối với việc quản lý, giáo dục lối sống lành mạnh, hiếu thảo với cha mẹ ông bà.

Nhóm giải pháp nữa liên quan tới giáo dục trong việc đổi mới một cách thiết thực, hiệu quả hơn nữa đối với các chương trình, bài giảng giáo dục về đạo đức, lối sống. Nếu những yếu tố này không được đảm bảo đồng bộ với nội dung chương trình thì sẽ dẫn tới việc giáo dục lại chỉ mang tính hình thức, đối phó.

- Nhiều chuyên gia cũng cho rằng yếu tố gia đình là quan trọng nhất. Vậy theo bà, người làm cha mẹ phải làm thế nào để giáo dục con cái hiệu quả, không phải đau lòng nhìn con cái rơi vào vòng lao lý?

- Xã hội đang phát triển nên phải có biện pháp, làm sao có thể “tiêm vắc xin”, giúp các em phòng chống được những thứ độc hại. Tôi thấy bây giờ trẻ em từ lớp hai, lớp ba, thậm chí ngay từ mẫu giáo các cháu đã sử dụng iPad rồi.

Chúng ta phải nhận thức ngoài những cái tích cực còn có những mặt tiêu cực ở đó. Thậm chí, trẻ em gái cũng có thể dụ dỗ, hoặc bị dụ dỗ trên facebook để dẫn đến con đường phạm tội buôn bán, xâm hại trẻ em. Do vậy cần nâng cao hơn nữa tính cảnh báo giống như trên mỗi bao thuốc lá đều ghi những dòng chữ hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Để làm được điều đó, ngay cả giáo trình và các bài giảng ở nhà trường cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất khó, nhưng người ta đã đúc kết: Khi phát triển kinh tế được một đồng, nhưng nếu không quan tâm gìn giữ về mặt xã hội, đạo đức con người thì có thể mất 100 đồng để tìm lại bản sắc, lối sống mà chúng ta đã có từ xưa.
 
>> Thói háo danh, sống ảo của giới trẻ nhìn từ chiếc iPhone 6 "cong"
>> “Chém gió” mạng ảo, thiệt thân thật
>> "Nghiện" Facebook: Thói quen nguy hiểm

Theo Dũng Nguyễn (Tiền Phong)

Nổi bật