Bà Trần (73 tuổi, Nam Ninh, Trung Quốc) là 1 người phụ nữ hy sinh hết mình vì gia đình. Bà đã dành cả cuộc đời mình để nuôi dạy 2 người con trai và 1 cô con gái của mình. Cho đến nay, tất cả các con của bà đã lập gia đình.
Kể từ khi ông xã qua đời, bà Trần vẫn sống 1 mình trong căn nhà ở quê. Nhiều lần các con đề xuất việc đón mẹ lên thành phố sống cùng nhằm tiện chăm sóc. Tuy nhiên, bà hiểu cuộc sống giữa nhiều thế hệ trong 1 nhà dễ xảy ra những mâu thuẫn không đáng có nên một mực từ chối.
Tuy nhiên, đầu năm nay, bà cụ bị ngã nên không thể tự chăm sóc bản thân. Do không muốn thuê giúp việc, hay chuyển vào viện dưỡng lão, các con của bà đề xuất luân phiên nhau đón mẹ đến nhà nhằm tiện chăm sóc. Không còn cách nào tốt hơn, bà Trần đồng ý với phương án này.
Cuộc sống tẻ nhạt ở nhà 2 người con
Thời gian đầu, bà ở tại nhà con trai cả. Mặc dù con trai đối xử với bà rất tốt. Tuy nhiên con dâu luôn tạo khoảng cách với bà trong mọi việc. Dẫu không có những cuộc cãi nhau, tuy nhiên, gia đình hiếm khi có tiếng cười nói. Nhà đông người nhưng không ấm áp.
Bắt đầu cảm thấy cô đơn và khó chịu, bà Trần quyết định chuyển đến nhà 2 người con thứ. Tưởng rằng tình hình sẽ khá hơn nhưng đến cuối cùng bà vẫn phải dọn đi.
Bà cho biết các con quá nghiện công việc. Ở chung nhà nhưng phải đến mấy ngày liền, bà mới gặp mặt con. Bởi tụi nhỏ thường tan ca khi bà đã ngủ và lại xách cặp đi làm từ sáng sớm. Bà Trần lên ở cùng nhưng hiếm có bữa cơm đông đủ cả nhà, đa phần là ăn một mình. Hơn nữa, các con của bà ở chung cư, hàng xóm ít khi giao tiếp, trò chuyện. Vì thế, bà càng trở nên buồn chán.
Sau chưa đầy hơn 2 tháng, ở lần lướt tại nhà của 3 người con, cụ bà này quyết định khăn gói trở về chính căn nhà của mình. Bà Trần bắt đầu suy nghĩ về những chuyện đã qua và tự hỏi liệu mình đã làm gì sai để có 3 người con nhưng cuộc sống vẫn buồn tẻ như vậy.
Sự đồng hành của người hàng xóm thân thiết
Sau khi chia sẻ câu chuyện này cho đứa cháu hàng xóm đã mồ côi cha mẹ, bà bất ngờ nhận được sự quan tâm của cô bé này. Kể từ khi biết chuyện, ngày ngày Khương Vũ thường sang hỏi thăm bà Trần.
Mỗi lần bà bị ốm phải nhập viện, 3 người con ở xa không thể về được, chính cô bé này 1 tay chăm sóc bà như người thân của mình. Đặc biệt, mỗi dịp lễ Tết, cô không quên mua quà bánh biếu bà Trần.
Hàng năm cứ đến sinh nhật, Khương Vũ là người nhớ rõ nhất. Thậm chí cô còn biết bà thiếu gì để mua tặng đúng món quà đó. Trong khi, 3 người con ruột của bà lại chẳng chú ý đến những chi tiết như vậy. Theo thời gian, sự quan tâm ân cần như vậy của người cháu hàng xóm đã chiếm trọn tình cảm của bà Trần.
Vào đầu năm nay, bà quyết định viết bản di chúc. Trong đó, bà quyết định để lại toàn bộ tài sản trị giá 1,5 triệu NDT (khoảng 5,2 tỷ đồng). Với tất cả những gì nhận được, bà biết rằng đây là người xứng đáng.
Khi bản di chúc này được công bố, đúng như dự đoán của bà, 3 người con tỏ ra bất bình. Tuy nhiên khi bà nói ra cách Khương Vũ quan tâm, chăm sóc mình thì tất cả đều không dám cãi 1 lời và thể hiện sự hối lỗi về sự vô tâm của bản thân trong suốt thời gian qua.
Câu chuyện này đã cho những người làm con hiểu rằng lòng hiếu thảo sự quan tâm chân thành không chỉ là lời nói suông mà đòi hỏi những hành động thiết thực. Khi còn nhỏ, cha mẹ chỉ mong con phát triển khỏe mạnh. Lớn hơn một chút, cha mẹ bắt đầu kỳ vọng nhiều hơn, mong con học tốt, tránh xa những thứ tiêu cực. Và lúc con bắt đầu bước vào ngưỡng cửa đại học, cha mẹ mong con mình sau khi tốt nghiệp tìm được một công việc tốt.
Những kỳ vọng của cha mẹ đều hướng đến mục đích chung là mong con nên người, có cuộc sống vui vẻ. Thế nhưng càng lớn, với những bộn bề của cuộc sống, công việc, nhiều người hiếm khi quan tâm xem cha mẹ thật sự cần gì ở mình. Dù không nói ra, song cha mẹ nào cũng mong được con cái kề cận, yêu thương mỗi ngày.
Con cái không thể chỉ dùng tiền bạc để bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn cần cảm nhận nhu cầu của bố mẹ bằng cả tấm lòng. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới làm tròn trách nhiệm của 2 từ “hiếu thảo”.
Theo Đinh Anh (Nguoiduatin.vn)