Con làm phép tính 25:5=5 bị cô giáo gạch sai gây bức xúc, phụ huynh nghe giải thích mà phải dành lời khen cho người ra đề

30/10/2024 09:12:45

Sau khi nghe được lời giải thích của giáo viên, các phụ huynh trong lớp dành lời khen cho giáo viên ra đề.

Toán học vẫn luôn là bộ môn thú vị và đòi hỏi người học cần có IQ cao, cộng thêm khả năng quan sát, liên tưởng chặt chẽ mới có thể giải được. Nhiều bài toán của bậc tiểu học tưởng dễ dàng tính nhẩm là có kết quả nhưng lại là chủ đề tranh cãi. Như bài toán dưới đây được chia sẻ trên 163 là ví dụ.

Con trai cô Vương (Trung Quốc) là học sinh lớp 4. Điểm môn toán của cậu bé chưa bao giờ dưới 98. Tuy nhiên, trong kỳ thi mới đây, cậu chỉ đạt 95 điểm. Ngay lập tức, phụ huynh này hỏi con trai sai ở lỗi nào. Cậu bé đã lấy bài kiểm tra cho mẹ xem. Khi nhìn cách con trai mình giải đề, cô bức xúc và không hiểu tại sao giáo viên lại gạch chéo kết quả.

Phụ huynh thấy vậy bèn hỏi lại cô giáo và được lý giải cụ thể. Sau khi nghe xong, cô Vương vô cùng ngỡ ngàng với cách giải đề này.

Bài toán cụ thể như sau: “Cô giáo đi cùng 24 em học sinh. Khi đến đoạn sông, họ chỉ thấy một chiếc thuyền trống, nhưng mỗi chiếc thuyền chở không quá 5 người. Hỏi sau bao nhiêu lượt thì cả cô giáo và học sinh qua được bờ bên kia?”

Với bài toán này, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần lấy 25 (bao gồm cô giáo và 24 em học sinh tiểu học) chia cho 5 là có được kết quả. Con cô Vương cũng đặt phép toán 25:5=5 trong phần lời giải. Tuy nhiên, giáo viên đã gạch chéo kết quả này và để lại lời nhận xét “Học sinh cần kiểm tra kỹ lại cách tính”.

Con làm phép tính 25:5=5 bị cô giáo gạch sai gây bức xúc, phụ huynh nghe giải thích mà phải dành lời khen cho người ra đề

Nhận được phản hồi của phụ huynh về bài toán này, cô giáo đã lên tiếng giải thích như sau: Đề bài có nhắc đến chi tiết “chiếc thuyền trống”. Đúng là 5 người có thể lên thuyền cùng một lúc, nhưng phải có người lái thuyền.

Vì vậy, để chở hết 24 học sinh cần 6 chuyến đò. Mỗi chuyến chở 4 em. Và cuối cùng đưa thêm cô giáo dư ra đi chuyến cuối cùng. Tổng cộng đoàn 25 người cần 7 chuyến đò mới qua được sông.

Đúng là đọc kỹ hơn, hầu hết mọi người đều qua chi tiết “chiếc thuyền trống”. Thuyền trống đồng nghĩa với việc trên thuyền không có người lái thuyền và để qua được khúc sông này thì cô trò cần đến sự hỗ trợ của nhân vật quan trọng này. Khi xuất hiện người lái thuyền, số lượng người được phép lên thuyền chỉ còn 4 người. Như vậy, cách giải thích của cô giáo với đáp án trên hoàn toàn hợp lý.

Sau khi nghe được giải thích của cô giáo, cô Vương cùng nhiều phụ huynh đã dành lời khen ngợi cho người ra đề. Họ cho rằng nếu học sinh thường xuyên được làm những bài toán này sẽ nâng cao được khả năng tư duy logic thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động, rập khuôn và máy móc. Từ đó, các em có thể phát huy khả năng sáng tạo, khuyến khích khám phá và tìm ra những cách giải quyết vấn đề theo cách khác nhau.

Bên cạnh đó, những bài toán kiểu này còn giúp trẻ thêm hứng khởi và đam mê. Khi được đặt vào những tình huống toán học thú vị và thử thách, học sinh có cơ hội khám phá, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề phức tạp. Quá trình này khơi dậy sự tò mò và niềm say mê của trẻ với toán học. Khi cảm thấy hứng khởi và đam mê, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới và nỗ lực hơn để đạt được thành công.

Theo Đinh Anh (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật