Bức ảnh chụp bóng lưng một nam sinh trong phòng khám nhìn rất thương, thấy thứ cậu cầm trên tay nhiều người quay sang bức xúc

07/12/2024 15:31:28

Hành động của nam sinh thu hút nhiều sự chú ý.

Học sinh ngày nay thường phải đối mặt với áp lực học tập rất nặng nề. Bài tập trên lớp, bài tập ở lớp học thêm… hàng tá thứ cần phải giải quyết khiến nhiều em không có thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, không ít học sinh còn tranh thủ mọi lúc mọi nơi để cặm cụi làm bài tập về nhà mới hoàn thành được.

Mới đây, trên MXH xiaohongshu (Trung Quốc), khung cảnh một nam sinh tại phòng khám nha khoa Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận được sự quan tâm của dân tình. Đứng từ phía sau, nhiều người không khỏi tò mò không biết cậu đang làm gì mà cặm cụi đến thế. Tuy nhiên, khi đến gần, netizen phát hiện cậu đang ngồi học bài trong lúc chờ đến lượt vào khám.

Bức ảnh chụp bóng lưng một nam sinh trong phòng khám nhìn rất thương, thấy thứ cậu cầm trên tay nhiều người quay sang bức xúc
Nam sinh tranh thủ ngồi học trong lúc chờ đến lượt khám

Khoảnh khắc chăm học này của nam sinh tưởng chừng sẽ được tuyên dương, nhưng ai ngờ nó lại gây phản ứng trong dư luận. Chính chủ nhân của bài đăng này cũng bày tỏ cảm xúc của mình: "Cha mẹ bây giờ ai cũng thế à? Tôi thấy nhiều đứa trẻ khi đến phòng khám nha khoa Đại học Bắc Kinh, trong lúc đợi đến lượt khám, các em tranh thủ lôi bài tập về nhà ra làm dù hôm đó là cuối tuần. Tôi muốn hỏi một chút, nếu hiện tại bạn không cho con cái thời gian thảnh thơi khi còn nhỏ, liệu rằng khi lớn lên, đi làm rồi liệu chúng còn có thể làm thế không?".

Tuy nhiên, nhiều netizen bình luận không phải phụ huynh nào cũng đặt nặng áp lực học tập lên con cái. Không ít người luôn tạo điều kiện để con có cơ hội được vui chơi với đúng lứa tuổi của mình.

- Mình nghĩ không phải phụ huynh nào cũng ép con học như vậy đâu.

- Nhìn thấy thương ghê, cơ mà phụ huynh cũng chỉ muốn tốt cho con thôi.

- "Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh", tùy định hướng của gia đình sẽ có cách quan tâm đến việc học tập của con cái khác nhau.

Có một điều mà ai cũng phải công nhận là học sinh Trung Quốc ngày càng phải đối mặt với những áp lực khổng lồ đến từ học tập. Chắc hẳn các bạn sẽ chưa quên câu chuyện một nam sinh Trung Quốc ngồi thất thần giữa nhà sau khi đi học thêm về lúc 11 giờ tối? Nam sinh này chính là biểu hiện rõ nhất cho những gì học sinh Trung Quốc đang phải đối mặt.

Bức ảnh chụp bóng lưng một nam sinh trong phòng khám nhìn rất thương, thấy thứ cậu cầm trên tay nhiều người quay sang bức xúc - 1
Nam sinh Trung Quốc ngồi thất thần giữa nhà sau khi đi học thêm về lúc 11 giờ tối.

Trong nhiều năm qua, áp lực học tập của học sinh ở đất nước tỷ dân đang không ngừng tăng lên. Tờ Sixth Tone nhấn mạnh, hệ thống giáo dục Trung Quốc vô hình trung đã tạo sự cạnh tranh giữa các học sinh với nhau. Ngoài ra, những kỳ vọng "con phải thành công, con phải trở thành ông này bà nọ"... của phụ huynh cũng đè nặng áp lực lên trẻ. Theo Tân Hoa Xã, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chi tới 200 NDT (khoảng gần 730 nghìn đồng) hoặc hơn thế cho 1 buổi học thêm 45 phút để con đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Chiang Yi-lin - một nhà xã hội học, đã thực hiện nghiên cứu tại 5 trường trung học top đầu ở Bắc Kinh. Bà nhận định rằng học sinh tại Trung Quốc được định danh và phân chia thành nhiều cấp độ dựa trên thành tích học tập. Cũng theo đó, nếu bạn học giỏi thì sẽ được bạn bè yêu mến và kính trọng, còn nếu không thì mọi người sẽ nhìn bạn với một ánh mắt... không mấy thiện cảm.

Những học sinh thành tích học tập xuất sắc, đứng đầu bảng xếp hạng trong các kỳ thi thì được mọi người gọi là "xueshen" (hay "học thần"). Dưới "học thần" là "xueba" - những học sinh phải nỗ lực rất nhiều để duy trì thành tích học tập. Những học sinh không giỏi là "xuezha", còn đứng "bét bảng" trong thang đo học tập này là "xueruo" - những học sinh dù cố gắng thế nào cũng không thể giành điểm cao dù cố gắng đến mấy. Những ai bị xếp vào hạng "xueruo" phải chịu cảnh bị bạn bè xa lánh, cô lập và họ dường như không thể trò chuyện với ai.

Bức ảnh chụp bóng lưng một nam sinh trong phòng khám nhìn rất thương, thấy thứ cậu cầm trên tay nhiều người quay sang bức xúc - 2
Áp lực học tập của học sinh ở đất nước tỷ dân đang không ngừng tăng lên.

Báo cáo về các vụ tự sát ở học sinh cho thấy những vụ việc trên đều liên quan đến căng thẳng tâm lý, phần lớn học sinh đều không thể chịu được áp lực học tập và sự thất vọng do cha mẹ, thầy cô mang lại. Vì thế, các em chọn kết thúc cuộc sống của mình theo những cách cực đoan nhất nếu không thể tìm được các giải pháp cho các vấn đề của bản thân.

Vào năm 2021, Trung Quốc đã thông qua luật mới về giáo dục nhằm giảm áp lực học tập đối với học sinh, trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy cải tổ hệ thống giáo dục. Theo đó, các chính quyền địa phương tăng cường giám sát nhằm giảm gánh nặng bài tập về nhà và học thêm ngoài giờ đối với học sinh, đồng thời các bậc phụ huynh, người giám hộ phải sắp xếp thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi, vui chơi và tập thể dục một cách hợp lý, tránh tình trạng trẻ nghiện Internet.

Theo Đông (Thanh Niên Việt)