Những buổi họp lớp là cơ hội để các bạn học cũ, từng cùng nhau phấn đấu vì tương lai khi còn ngồi trên ghế nhà trường, được dịp gặp gỡ và hỏi thăm lẫn nhau. Vốn dĩ họp lớp mang ý nghĩa tốt đẹp, là nơi mọi người quây quần để mọi người ôn lại kỷ niệm cũ và chia sẻ về hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, sau bao năm rời xa mái trường, cuộc sống ngày càng biến đổi, một số người tìm thấy niềm vui, nhưng có những người lại chỉ thấy cay đắng khi tham gia họp lớp.
Lý Phương xuất thân từ một gia đình nghèo ở vùng nông thôn hẻo lánh của Trung Quốc. Sau kỳ thi Đại học, cô quyết định từ bỏ giấc mơ học tiếp mà đi thẳng vào làm việc tại một nhà máy. Mười hai năm trôi qua, với sự siêng năng và chăm chỉ, Lý Phương đã được thăng chức từ công nhân bình thường lên giám sát xưởng. Mới 30 tuổi, cô quản lý một đội ngũ 100 người và có mức lương hàng năm là 350.000 tệ (~1,2 tỷ).
Một ngày nọ, Lý Phương tình cờ biết được các bạn cùng lớp cấp 3 sắp tổ chức buổi họp mắt. Trong lòng cô tràn ngập hoài niệm về quá khứ, những ngày này dù khó khăn nhưng cô đã có nhiều kỷ niệm thanh xuân vô cùng tốt đẹp với bạn học. Cô quyết định tham gia họp lớp, hy vọng có thể ôn lại chuyện cũ cùng bạn bè. Tuy nhiên, cô có chút bất an trong lòng. Cô biết giờ đây sau 12 năm thì hầu hết bạn học đều đã học Đại học và sống cuộc đời hoàn toàn khác cô, điều này khiến cô e ngại họ có thể dành ánh nhìn e ngại và thương cảm cho mình.
Vào ngày tổ chức họp lớp, Lý Phương đến nhà hàng sớm. Vừa bước vào cửa đã nghe thấy tiếng trò chuyện sôi nổi của các bạn cùng lớp. Mọi người đang nói về công việc và cuộc sống của mình. Có bạn làm việc trong các công ty lớn, một số bạn khác bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Tham dự bữa tiệc, chỉ thời gian ngắn ban đầu, Lý Phương dần dần cảm thấy có chút khó chịu. Bởi lẽ cô nhận thấy lời nói của mọi người đều tràn đầy cảm giác khách sáo và khoe khoang về thành tựu của mình.
Khi biết Lý Phương làm việc trong nhà máy, một bạn nữ đã cười, biểu hiện thái độ khinh thường và chế nhạo cô ăn mặc lỗi thời. Đối phương còn đề nghị Lý Phương thay đổi công việc và ăn diện hợp thời, nếu không khi muốn tìm chồng sẽ khó kiếm được đối tượng kết hôn.
Nghe xong những lời này, Lý Phương trong lòng có nhiều cảm xúc lận lộn. Sau 8 năm ra trường, vất vả bươn chải và không có thời gian gặp bạn học cũ, cô vốn nghĩ họp lớp là dịp để mọi người giúp đỡ và quan tâm lẫn nhau. Nhưng không ngờ, chúng lại trở thành sân khấu để tất cả khoe khoang, so sánh cuộc sống của nhau.
Sau khi bữa ăn kết thúc, một số bạn học đề nghị đi hát karaoke hoặc quán massage thư giãn. Lý Phương mỉm cười từ chối và tìm cớ vội vàng rời đi. Cô thầm thề trong lòng rằng sẽ không bao giờ tham dự buổi họp lớp như vậy nữa. Ngoài ra, cô còn xóa liên hệ của hầu hết bạn học cũ, chỉ để lại 1 người bạn thân thiết đã từng ngồi cùng bạn với mình năm xưa và sống cạnh nhà. Chưa dừng lại ở đó, Lý Phương cũng âm thầm thoát khỏi mọi nhóm chat của lớp cũ, vì cô hiểu rằng sau 12 năm, niềm hy vọng của về việc nối lại tình bạn xưa đã không thể thực hiện được.
Trở về nhà, Lý Phương đã tâm sự trải nghiệm của mình về buổi họp lớp với bạn bè. Họ đều cảm thấy thương tiếc cho Lý Phương và cho rằng những bạn cùng lớp đó thật quá đáng. Còn về phía Lý Phương, cô đã học được những điều khác từ trải nghiệm này. Cô củng cố niềm tin của mình và hiểu rằng giá trị cuộc sống không nên được đo lường bằng con mắt của người khác. Cô quyết định tiếp tục làm việc chăm chỉ để cuộc sống của mình trọn vẹn và thú vị hơn.
Đối với một số người, những buổi họp lớp là cơ hội để nhen nhóm tình bạn cũ và trao đổi tình cảm. Nhưng đối với một số người khác, họp lớp lại trở thành nơi để họ so sánh bản thân với người khác, ngấm ngầm cạnh tranh và rình cơ hội hạ bệ đối phương. Sau khi ra trường, mỗi người đều có quỹ đạo và lựa chọn cuộc sống của riêng mình. Tôn trọng và quan tâm lẫn nhau mới là yếu tố cốt lõi gây dựng tình bạn đẹp giữa những con người đã từng cùng nhau ngồi trong một lớp học.
Theo Dương (Thanh Niên Việt)