3 điều khiến du học sinh Việt méo mặt khi sang Mỹ

19/04/2016 09:10:21

Sống và học tập ở quốc gia phát triển nhất thế giới không chỉ có màu hồng như trong tưởng tượng, nhiều du học sinh cũng méo mặt đối phó với các cú sốc văn hóa.

Sống và học tập ở quốc gia phát triển nhất thế giới không chỉ có màu hồng như trong tưởng tượng, nhiều du học sinh cũng méo mặt đối phó với các cú sốc văn hóa.

Hoàng Thu Trang – một du học sinh Mỹ nay đã hoàn tất việc học và đang làm việc tại Amazon, Mỹ kể về trải nghiệm nhớ đời của cô khi còn là sinh viên. Ngày đó, cô chung phòng, chia giường tầng với một bạn gái khác. Buổi tối đang nằm thì thấy giường rung. Cô lờ mờ hiểu ra câu chuyện, lặng lẽ bò khỏi giường chạy ra phòng khách.

Bạn cùng phòng thản nhiên dẫn bạn trai về sex là chuyện không hiếm gặp ở đất nước có quan niệm thoáng về tình dục như Mỹ.

Anh bạn người Đức đang nửa nằm nửa ngồi xem ti vi ở phòng khách hỏi cô: “Sao nửa đêm mày ra đây làm gì?” Cô lúng búng, thỏ thẻ kể chuyện mới xảy ra. Thằng Đức vỗ đùi cười, trêu chọc: “Sao mày không chơi chung với tụi nó luôn?”. Cô … suýt khóc.

Cô nhận ra rằng quan hệ tình cảm ở phương Tây, khác rất nhiều so với việc cầm tay cũng đỏ mặt ở Việt Nam. Giá như các bố các mẹ hiểu được điều này, mô tả cho bé thật kỹ càng chuyện xảy ra giữa nam và nữ, chuẩn bị cho cô tâm lý rằng chuyện đó không phải là gì đáng xấu hổ trên đất Mỹ thì chắc cô không cười không được, mếu không xong như vậy.

Khó kiếm bạn thân

Nam sinh Siêu Nguyễn, sinh viên khoá 2013-2017, trường Vassar College, New York, Mỹ kể: “Nếu ở Việt Nam, văn hoá cộng đồng là nguồn gốc của cách đối nhân xử thế, các mối quan hệ xã hội, thì tại Mỹ mọi thứ đều xoay quanh cái tôi cá nhân. Một mặt, đây là điều tích cực vì các sinh viên Mỹ sẽ chẳng để tâm quá đến ngoại hình hay cách ăn mặc của bạn. Họ sẽ không chê bạn quá mập hay quá lùn, cũng như ép bạn phải tập thể dục, ăn kiêng và giảm cân. Tôn trọng cuộc sống của người khác là một điều mấu chốt.

Tuy nhiên, mặt khác văn hoá cá nhân cũng tạo nên một khoảng cách không nhỏ giữa người với người. Các cuộc trò chuyện trở nên xã giao hơn - thường bắt đầu và kết thúc bằng một cái gật đầu trong khuôn viên trường và những câu hỏi đáp ngắn gọn kiểu: Chào, bạn khoẻ chứ? Chính vì thế, việc kết bạn trở thành một rào cản rất lớn. Ngô Duy Sơn, sinh viên năm ba Đại học Bowdoin (bang Maine) - một người bạn của tôi đã nhận định: "Tình bạn tại đất nước mới không thể sâu sắc như ở quê hương".

Nhịp sống nhanh, bận rộn nên người Mỹ ít thời gian “tám chuyện”, trong khi người Việt vốn quen với kiểu sống cộng đồng sẽ dễ sốc khi không tìm được bạn thân để sẻ chia như ở quê nhà.

“Bạc nửa đầu” vì bạn chung nhà

Blogger Hà Kin, tác giả cuốn sách Chuyện tình New York, hiện đang học nhiếp ảnh tại trường Đại học Ohio, New York, Mỹ vừa chia sẻ trên trang facebook cá nhân những trải nghiệm với bạn chung nhà sau 3 năm học tập bên Mỹ.

“3 năm ở với ba loại bạn cùng nhà khác nhau. Năm nhất gặp phải một em Ấn Độ bẩn thỉu (bẩn đển mức nguyên năm không biết cái máy giặt ở đâu), bừa bộn (không bao giờ không bao giờ dọn nhà nhưng bày thì kinh tởm), nói dối, ồn ào và bị cuồng dâm, mà cuồng cả trai lẫn gái. Có hôm lôi cả đôi về gào rống 3 ngày liền đến nỗi phải gõ cửa bảo nó nghỉ đi không chết ra đấy thì không ai trả tiền nhà với tao. Có lúc mình đang nấu cơm nó cũng lôi máy tính ra phòng khách ngồi xem phim con heo, mắt thì nhìn mình háu háu, giữa mùa đông mà vã mồ hôi hột.

Đến năm tiếp theo chuyển nhà, chạy trốn đi chỗ xa hơn, tưởng yên thân, thì gặp phải một thằng Mỹ và cô bồ nghiện rượu và racist (phân biệt chủng tộc – PV). Thằng kia thì mấy lần còn tính tán tỉnh mà cô bồ thì vừa về xong. Có hôm 3h sáng nó gọi mình ra bằng được để bắt...đàn cho nó nghe rồi buông lời ướt át mắc ói. Xong rồi mình hay hắt xì hơi nó vứt cho cái chăn trước cửa ép buộc mình phải lấy. Nhưng mà ngay ngày hôm sau đòi lại, hóa ra giở trò là ra vẻ tốt bụng để ra điều kiện. Rồi một ngày đẹp trời nó và con bồ say dồn mình vào bếp chửi mình đòi "cút khỏi đất nước của chúng tao", mình phải gọi luật sư và cảnh sát từ đấy mới im.

Rồi năm nay, gặp phải một thằng còn kinh hơn cả bọn kia cộng lại, vừa buôn thuốc, vừa nghiện thuốc, và bẩn tính lẫn bẩn bựa. Mà nó còn coi trời bằng vung luôn. Bẩn thỉu, bừa bộn, tự coi cả cái nhà là của nó. Nó tự làm bẩn đồ nó tự bắt mình và một đứa khác đi giặt, không đi giặt nó dọa cắt gas nước (vì nó giữ hóa đơn, mình là sinh viên quốc tế nên là không có social security number (là mã số quan trọng nhất của dân Mỹ, nó được dùng cho tất cả các việc: từ đóng thuế, lấy vợ, xin hộ chiếu, mở tài khoản, làm thẻ lái xe, đi khám bệnh..- PV) nên không đặt tài khoản điện nước được, phải đi phụ thuộc). Nó tràn đồ nó khắp cả nhà, coi như nhà nó luôn. Nó đòi lôi bạn đến nhà hút thuốc tiệc tùng thâu đêm mình ý kiến thì nó bảo tao thích làm thế đấy, mày làm gì được tao (đương nhiên là mình nói gọi cảnh sát nên là nó mới im)”, Hà Kin viết trên trang cá nhân.
 
>> Du học sinh Trung Quốc tại Mỹ bị đuổi thẳng cổ vì một câu nói đùa
>> Du học sinh chúc Tết bằng 9 thứ tiếng trên thế giới
>> Cuộc sống của du học sinh Việt ở nơi lạnh nhất thế giới

Theo K.Minh (VietNamNet)

Nổi bật