Trao ai đó một nụ hôn có thể rất đơn giản – điều mà người ta đã làm bao thế kỉ qua. Nhưng để khiến một cô gái muốn gặp lại bạn lần nữa hay thậm chí là tiến xa hơn sau nụ hôn ấy, thì nhất định, bạn cần làm theo những bước sau.
Trước tiên, phải chắc rằng cô ấy sẵn sàng cho điều đó. Có nhiều thời điểm để bạn biết cô ấy có muốn đón nhận một nụ hôn hay không. Một cô gái mách rằng cho biết: “Khi muốn bạn trai hôn mình vào cuối buổi hẹn, tôi thường ôm anh ấy khi chúng tôi rời khỏi quán bar hoặc tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt anh ấy lâu hơn”. Một dấu hiệu khác là cô ấy sẽ luôn ngồi gần bạn và khen nét gì đó trên mặt bạn như đôi mắt, đôi môi hay bất cứ thứ gì.
Bắt đầu thật chậm
|
Sử dụng đôi bàn tay sẽ giúp bạn tạo ra một ranh giới hoàn hảo. |
Tinh tế sử dụng đôi tay
“Điều mà tôi thích nhất là khi một chàng trai vuốt mái tóc tôi, hôn thật nhẹ nhàng, điều đó thật lãng mạn. Một cử chỉ nhỏ nhưng khiến tôi chìm đắm và chẳng còn bận tâm bao nhiêu nụ hôn đầu mà tôi đã từng có”. Nếu bạn không muốn vuốt tóc cô ấy, hãy đặt nó lên lưng hoặc thậm chí là má cô ấy. Sử dụng đôi bàn tay sẽ giúp bạn tạo ra một ranh giới hoàn hảo - vẫn đủ nồng cháy nhưng lại không quá khiêu dâm khi hôn và nhất là, cô ấy sẽ không hiểu lầm bạn đến với cô ấy vì mục đích tình dục
Kiểm tra hơi thở của bạn
Thư giãn
“Khi một chàng trai chưa sẵn sàng, nụ hôn của anh ấy diễn ra quá nhanh hay không đủ dịu dàng, bạn có thể động viên anh ấy rằng: thư giãn đi chàng trai, nó chỉ là một nụ hôn”. Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, do đó hãy đi theo điều mà con tim bạn muốn. Sẽ rất tồi tệ nếu bạn làm cho nụ hôn trở nên ngượng ngùng chỉ bởi vì bạn không đủ tự tin hôn cô ấy theo cách bạn muốn.
Lắng nghe
Không có một cách thức nào đặc biệt hay hoàn hảo để trao ai đó một nụ hôn mà nó tuỳ thuộc vào người mà bạn sẽ hôn. Một ngày nào đó bạn gặp và bắt đầu hẹn họ với một cô gái – sau một thời gian, cô ấy sẽ tự cho bạn biết cô ấy thích hay không thích cái gì. Vì thế hãy tìm hiểu bạn gái mình thích gì và đừng ngại cho cô ấy biết bạn muốn điều gì. Một nụ hôn xuất phát từ hai phía vì vậy cần có sự thấu hiểu của cả hai người.
Theo Quốc An (Pháp Luật TPHCM)