Vấn đề 'hack não' nhất ENDGAME để lại lỗ hổng cực lớn ngay đoạn kết hoành tráng?

30/04/2019 17:00:00

Dù chê cười nhiều tình tiết du hành thời gian rập khuôn trong các phim kinh điển, "Endgame” lại rơi vào những lỗi nội dung cơ bản khi nhắc đến khái niệm này.

(Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim.)

Từ Back to The Future cho đến The Terminator, du hành thời gian là chủ đề ưa thích của Hollywood nhưng cho đến nay không có nhiều bộ phim mô tả đúng về nó. Dựa trên lý thuyết cơ bản về vật lý lượng tử, nhiều nhà làm phim đã sáng tạo ra những quy luật thời gian cho riêng mình dù độ chính xác thì còn phải xem xét. Cuối cùng thì nếu người ta không chứng minh được nó là sai thì tức là nó phải đúng, đúng không nhỉ. Ồ, không hẳn thế đâu.

Trailer Avengers 4.

Phương trình toán học và các bài kiểm tra trên máy gia tốc hạt hiện nay đã chứng minh được du hành thời gian là có thể. Vậy thì tại sao các đạo diễn ngày nay lại không cố gắng làm phim có tính khoa học chính xác hơn một chút? Anh em nhà Russo và các nhà làm phim của Avengers: Endgame (Avengers: Hồi Kết) có lẽ đã có chung câu hỏi này.
.
Một trong những chi tiết quan trọng của Endgame xoay quanh ý tưởng du hành thời gian. Ant-Man (Paul Rudd) sau khi thoát khỏi Lượng tử Giới (Quantum Realm) đã nảy ra ý tưởng chế tạo cỗ máy thời gian, lấy các Viên đá Vô cực từ quá khứ, mang chúng đến hiện tại, và đưa những người "bay màu" trở lại. Trong khi chế tạo thiết bị du hành thời gian qua Lượng tử Giới, Tony Stark (Robert Downey Jr.) tranh cãi với các thành viên Avengers về tính khả thi của công việc này.

Vấn đề 'hack não' nhất ENDGAME để lại lỗ hổng cực lớn ngay đoạn kết hoành tráng?

War Machine (Don Cheadle) thậm chí còn đề nghị quay về quá khứ thủ tiêu em bé Thanos. Hóa ra ý tưởng này được lấy từ cả đống phim về du hành thời gian như Star Trek, Terminator, Time Cop, Time After Time, Quantum Leap, A Wrinkle in Time, Somewhere in Time, Hot Tub Time Machine, hay Bill and Ted's Excellent Adventure. Cuối cùng Bruce Banner (Mark Ruffalo) phải "thông não" mọi người về Nghịch lý Ông nội (Grandfather Paradox).

Du hành thời gian trong Endgame giúp giải quyết Nghịch lí Ông nội

Nghịch lý Ông nội khá nổi tiếng trong cơ học lượng tử khi đưa ra ý tưởng rằng nếu bạn quay ngược thời gian và giết ông của mình, tức là bố mẹ của bạn không được sinh ra và bạn cũng không tồn tại. Hay có thể diễn giải như sau: Làm thế nào bạn có thể tự giết mình trong quá khứ và rồi vẫn tồn tại trong tương lại trên cỗ máy thời gian của mình?

Vấn đề 'hack não' nhất ENDGAME để lại lỗ hổng cực lớn ngay đoạn kết hoành tráng? - 1
Du hành thời gian của "Endgame" giúp giải quyết Nghịch lí Ông nội

Banner nói rằng: Nếu bạn du hành về quá khứ, quá khứ đó trở thành tương lai của bạn và hiện tại trước đây của bạn trở thành quá khứ mà giờ đây không thể thay đổi bởi tương lai mới. Nghe nói tới đó, Scott Lang quay sang lẩm bẩm: "Vậy Back to the Future là vớ vẩn đấy à?". Theo các nhà khoa học vật lý lượng tử Pieter Kok và Matthew Szydagis thì quả là vậy.

Pieter Kok, một giáo sư tại đại học Sheffield cho biết: "Tại mỗi điểm trong vòng lặp thời gian, các định luật vật lý phải được tuân theo. Đáng ra không nên có bất kỳ một hiện tượng kỳ lạ nào." Nói về chi tiết phim trong Back to the Future, khi các thành viên gia đình McFly dần biến mất khỏi bức ảnh Marty chụp trong quá khứ, Kok cho biết: "Trong bức ảnh, anh ta thấy anh chị của mình mờ dần đi – đó không phải là thứ đúng với vật lý cho lắm vì đó chỉ là một bức ảnh được tạo từ những điểm ảnh – tại sao chúng lại biến mất cơ chứ?"

Vấn đề 'hack não' nhất ENDGAME để lại lỗ hổng cực lớn ngay đoạn kết hoành tráng? - 2
Nhờ vào thuyết Đa Vũ trụ.

Vì thế thứ được mô tả trong Endgame có lẽ không phải là du hành thời gian, mà giống như lý thuyết về Đa Vũ trụ (Multiverses). Theo thuyết này, mọi sự kiện đều là điểm rẽ nhánh. Trạng thái của chúng ta nằm trên hai nhánh của vũ trụ, cả hai nhánh đều có thật, nhưng không tương tác với nhau. Thay vì thay đổi quá khứ dẫn tới thay đổi thực tại, một thay đổi trong quá khứ sẽ tạo ra một vũ trụ mới. Vì thế Captain America mới được cử về để gửi trả lại các viên Đá Vô cực ngay tại thời điểm chúng bị lấy để tránh việc tạo nên mạng lưới Đa Vũ trụ rối rắm.

Ý tưởng này thực ra đã được nhà vật lý Anh quốc nổi tiếng David Deutsch sử dụng để giải thích Nghịch lý Ông Nội: "Ông nội mà bạn giết không phải là ông nội của bạn mà chỉ là bản sao chép chính xác của ông trong một vũ trụ song song. Vì thế về cơ bản thì nghịch lý này không tồn tại, theo thuyết Đa Vũ trụ." Nói tới đây phải nhắc đến khái niệm về dải Mobius trong Endgame. Trong lúc chạy thuật toán mô hình để chế tạo công cụ GPS điều hướng trong Lượng Tử giới, Tony Stark yêu cầu thử với mô hình dải Mobius. Máy tính thông báo mô hình được kết xuất thành công.

Vấn đề 'hack não' nhất ENDGAME để lại lỗ hổng cực lớn ngay đoạn kết hoành tráng? - 3
Dải Mobius đóng vai trò quan trọng trong lí thuyết của bộ phim.

Được đặt tên theo nhà toán học và nhà thiên văn học August Ferdinand Möbius, người đã đưa ra ý tưởng vào tháng 09/1858, băng Mobius hình dung đơn giản chỉ là một dải băng/lụa được xoắn một lần và dán hai đầu lại với nhau. Với những tính chất đặc biệt, dải Mobius đôi khi được sử dụng để mô tả về không gian và thời gian. Khi bạn quay ngược lại thời gian, hai dòng thời gian sẽ tồn tại. Thay vì tồn tại song song, chúng sẽ chạy đồng thời.

Nhắc tới việc dòng thời gian tồn tại đồng thời, Matthew Szydagis cho biết có đúng một bộ phim mà ông nhớ rằng áp dụng nghiên cứu này là Déjà Vu (2006) với Denzel Washington. Trong phim, nhân vật chính do Washington đóng nhận được cuộc điện thoại từ một người phụ nữ đã chết cách đây nhiều giờ trước. Vậy là trong cùng một vũ trụ có đến hai dòng thời gian và ở đó cô ta sống và chết cùng một lúc như con mèo của Schrödinger.

Nhưng lại để lại lỗ hỏng cực lớn trong đoạn kết

Tuy nhiên có một lỗ hổng lớn trong nội dung của Endgame khi nhắc đến Nghịch lý Ông nội: Bạn không thể du hành về quá khứ xa hơn thời điểm mà cỗ máy thời gian được tạo ra.

"Thuyết tương đối của Einstein chỉ ra rằng du hành tới tương lai là điều khả thi, nhưng về quá khứ lại là chuyện khác. Nó đòi hỏi năng lượng tối - thứ mà chúng ta còn chưa chắc có tồn tại hay không. Tiếp theo, phải cần tới lượng nhiên liệu tương đương với một lỗ đen trên Trái đất (điều này có thể nhờ đến công nghệ của Tony Stark). Quan trọng nhất, cỗ máy thời gian không thể đưa bạn về quá khứ xa hơn thời điểm nó được chế tạo. 99% các phim du hành thời gian đã bỏ qua điều này khi viết kịch bản."

Ngoài ra, Captain America đem trả Đá Vô cực để ngăn chặn việc tạo ra thêm nhiều dòng thời gian phân nhánh. Tuy nhiên, quá trình lấy các viên đá của họ cũng đủ tạo ra vô số thực tại song song. Ví dụ như việc Captain America nói "Hydra Muôn Năm" với nhóm đặc vụ S.H.I.E.L.D đã khiến các sự kiện ở đây thay đổi hoàn toàn hay việc Loki (Tom Hiddleston) biến mất cùng khối Tesseract cũng vậy.

Thêm vào đó, anh chàng sẽ trả Đá Sức mạnh ở Morag "đúng thời điểm" ra sao khi ở đầu phim, Nebula (Karen Gillan) bị kẹt lại ngay đó khi War Machine đã trở về. Phải chăng nếu Steve giúp Nebula ngay lúc đó thì Thanos (Josh Brolin) 2014 sẽ chẳng tới được tương lai và lại tạo ra thêm một thực tại mới hay khiến trường đoạn đánh nhau cuối phim chẳng hề xảy ra?

Tuy nhiên tất cả những điều trên chỉ là suy đoán. Endgame có thể mắc phải những plothole liên quan đến du hành thời gian, dầu vậy việc bộ phim dám "chỉ mặt đặt tên" những lỗi cơ bản trong các phim kinh điển vẫn khá ấn tượng. Kok nói: "Thường thì du hành thời gian trong phim phải được làm thật khéo để tránh việc bị săm soi những lỗi cơ bản. Tuy vậy nếu cốt truyện đủ hay thì mấy plothole cũng không quan trọng lắm."

Avengers: Endgame hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

Theo Ngọc King (Helino)

Nổi bật