"Chương trình mang tính thực tế quá nhiều, khiến cả người xem lẫn người diễn và người kiểm duyệt bị mệt đầu".
"Chương trình mang tính thực tế quá nhiều, khiến cả người xem lẫn người diễn và người kiểm duyệt bị mệt đầu". |
Nói đến các chương trình hài tết, đặc biệt là chương trình hài tết thường niên như “Gặp nhau cuối năm”, là người trong nghề anh nhận xét thế nào?
- Tôi còn nhớ ngày trước, trong chương trình cuối năm, cứ vào đêm ông Táo về trời, chúng tôi diễn chương trình hài tết rất vui và khán giả rất thích, bởi đây là chương trình hài tết thuần túy, mang tính nghệ thuật hơn là các chương trình “Gặp nhau cuối năm” sau này.
Với “Gặp nhau cuối năm”, có cả vấn đề xã hội, thời sự nóng, thậm chí mang tính nhạy cảm trong một năm đưa vào nên chương trình có phần nặng nề và bị kiểm duyệt gắt gao hơn. Chương trình mang tính thực tế quá nhiều, đôi khi khiến cả người xem lẫn người diễn và người kiểm duyệt bị mệt đầu. Vì vậy, với ý kiến cá nhân tôi, ngày cuối năm nên có một chương trình hài tết mang tính nghệ thuật thì tiếng cười sẽ thoải mái, sảng khoái mà không quá nặng nề.
NSƯT Hán Văn Tình trở lại sân khấu sau một thời gian điều trị bệnh ung thư phổi (Ảnh: Thanh Hà) |
- Nói thật, khi nằm trên giường bệnh, tôi thấy đời người ngắn ngủi. Lúc đó, tôi thường nghĩ, trong cuộc sống của mình từ xưa đến nay, mình không làm hại ai, đều cố gắng tốt với mọi người, nhưng giờ bị bệnh thế này, chắc cũng là do số mệnh của mình có lẽ phải chịu như vậy. Tôi đã được đọc một vài cuốn sách về đạo Phật và tâm niệm rằng, giờ đây mình phải cố gắng sống tốt.
Vậy khi trở lại cuộc sống, trở lại với sân khấu, điều mong muốn lớn nhất của anh là gì?
- Về cá nhân, tôi mong mình được khỏe mãi để mang lại niềm vui cho mọi người (cười). Còn với nghề, thật sự tôi lo lắng cho các thế hệ trẻ kế tiếp trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Tôi thấy bây giờ, các bạn không tự trau dồi để có bề dày kiến thức. Tôi ví dụ như ở lĩnh vực chèo, tuồng, các bạn ấy học theo lối lý luận chứ không học theo lối truyền nghề. Để hiểu được những vở tuồng như “Trưng Nữ Vương”; “Đào Phi Phụng”… thì ngoài chuyện múa, hát được kết hợp, cần phải hiểu sâu hơn, mỗi đài từ phải được thể hiện theo cách múa tay, chân như thế nào, biểu cảm khuôn mặt ra sao…
Tôi được biết, sắp tới, nhà nước sẽ cắt giảm biên chế của những nhà hát nghệ thuật truyền thống. Vậy những lớp thế hệ đi trước như chúng tôi, hoặc hơn tuổi chúng tôi mà nghỉ hưu thì liệu rằng lớp trẻ sẽ được truyền nghề như thế nào? Đây là điều tôi cảm thấy băn khoăn, trăn trở cho nghệ thuật truyền thống, nhưng quyết sách vẫn là của các cơ quan quản lý nhà nước mà.
Theo Thanh Hà (Dân Việt)