Khi kể lại chặng đường khó khăn đã qua, Quyền Linh nhiều lần nghẹn ngào rơi nước mắt. Khán giả theo dõi chương trình cũng không kìm được xúc động và bất ngờ bởi họ không tưởng tưởng nổi một nghệ sĩ lớn như Quyền Linh đã từng trải qua những tháng ngày cùng cực như thế.
Tôi lên Sài Gòn với một cái nồi đen, nứt, móp và một cái mùng rách
Người ta sống ở Sài Gòn đô hội với đầy đủ tất cả mọi thứ. Tôi sống ở Sài Gòn với một cái nồi nó đen, nứt, móp vào. Đó là gia sản của mẹ Linh. Một cái mùng rách đến mức dường như không dám mở ra và hai bộ quần áo, không còn gì nữa. Cứ mỗi lần nhắc tới đây là tôi không thể nào quên được.
Với tôi, Sài Gòn lớn lắm nhưng tài sản của tôi chẳng có gì cả ngoài cái nồi đó. Linh nhớ, lần thứ hai lên Sài Gòn, tôi mang theo một ít gạo, một chai mắm và một hũ chao.
Tôi nói với mẹ rằng: "Sống chết con cũng bám lấy đất Sài Gòn". Để có thể thay đổi, vì nghèo quá". Mỗi nhắc lại chặng đường đó không sao mình kìm được cảm xúc.
Tôi tiếp tục đón xe đò. Linh nhớ mẹ còn đủ tiền cho tôi lên xe đò.
Tôi còn nhớ, tôi phải đi cái xe đốt than, nó nóng lắm. Anh phụ xe kêu tôi ngồi bên trong cho mát, tôi nói "không, tôi ngồi ngoài đây được rồi vì không ai ngồi". Anh nói 'Ngoài này nóng lắm'. Tôi nói: 'Không, vì em không có tiền. Miễn sao anh cho em lên tới Sài Gòn là được"
Cái xe dần xa gương mặt của mẹ tôi, con người tôi nóng như cháy lên. Tôi cảm giác được những giọt nước mắt của mẹ tôi đang rơi xuống.
Lúc đó, tôi chỉ thấy một bên là hình ảnh giọt nước mắt của mẹ, một bên là Sài Gòn đô hội. Bằng mọi giá, tôi phải lên với hành trang 1 chai mắm, 1 hũ chao, 2 lít gao, 1 giỏ đệm, 1 cái mùng. Không biết ngủ ở đâu, vì ngày xưa trường sân khấu ra trường là không được ở trong ký túc nữa.
Mẹ tôi khi ấy có bảo: "Thôi về đi, ở dưới quê có gì ăn đó". Tôi nói với mẹ: "Nếu thế thì cả nhà mình chết à". 5 đứa em, một mái nhà gần như không có chỗ che nắng che mưa vì nó trống lắm, mỗi lần mưa là không biết hứng như thế nào, cũng chẳng có gì để hứng hết.
Đi lên cái xe đó, nó cứ dần xa nơi chôn rau cắt rốn, xa ngôi nhà của mình. Càng tiếp cận gần Sài Gòn, tôi càng có nhiều câu hỏi, làm gì đây, ngủ ở đâu, ăn gì đây, nấu ở đâu đây, củi ở đâu mà nấu?
Mình nhớ rằng, anh lơ xe đó thương Linh, anh không lấy tiền, đến nơi con cho tôi 2 củ khoai mì. Xe dừng ở bến xe miền Tây, khu Chợ Lớn. Tôi lang thang giữa dòng người ở Chợ Lớn mà không biết đi về đâu. Chợ Lớn cách trường Sân khấu khoảng 7- 8km. Tôi đi bộ từ đó tới trung tâm Sài Gòn, đường Cống Quỳnh và Linh đến trường sân khấu vào lúc 3 giờ sáng. Tôi nhìn ngôi trường thân quen của mình nhưng không vào được, bảo vệ đóng cửa rồi.
Tôi ngồi trước cửa rạp Thăng Long đối diện trường tôi, rồi xin anh bảo vệ cho ngủ tại vỉa hè ở đó. Anh bảo vệ đó quen với Linh. Tôi nằm nhưng không ngủ được vì đói quá. Linh nói anh bảo vệ rằng: 'Anh ơi có chỗ nào nấu cơm cho em nấu miếng cơm ăn không?" Anh bảo vệ nói rằng vẫn còn cơm, thế là tôi lấy hũ chao hai anh em ăn.
Nhắc đến những kỉ niệm này, tôi không thể nào kiềm lại được. Lúc đó, không có gì trước mắt tôi cả. Con đường nghệ thuật lúc đó thực sự vô cùng tối tăm. Tôi không nghĩ mình sẽ đi theo nghệ thuật.
Sau đó, tôi đi lang thang rồi bám chợ Cầu Muối để sống. Ở khu chợ Cầu Muối rồi tìm một công việc đêm khuya vì có nhiều xe chở hàng từ Đà Lạt về, họ chở rau củ quả về. Tôi đến xin nhưng họ không cho vì ai cũng có việc rồi. Họ nói: "Hết việc rồi đứng đến đây nữa'. Tôi nói, tôi không cần việc, tôi nói rằng cho tôi phụ rồi đến sáng những củ cái, những cái lá rau bawtsp cải họ vứt đi thì cho tôi xin để tôi ăn, để Linh có tiền mưu sinh thôi thì mấy anh đồng ý.
Tôi làm ở đó 3 tháng không có lương bổng gì hết. Tôi phải làm đủ mọi việc, khuân vác, lau xe, rửa xe. Những người bán cá đi vào chợ đó, tôi đều khuân vác cho họ và gần như lúc đó cả chợ Cầu Muối, ai cũng biết tôi hết.
Linh cứ bám vào đó để sống rồi sau một thời gian kiếm sống bằng cách đó, tôi phát triển một nghề khác, không khuân vác nữa là đi buôn bán, kinh doanh.
Tôi lục những củ cải xấu rớt xuống hoặc bị vất đi, đem gom lại rồi về chợ góc kí túc xá Trần Hưng Đạo ngồi gọt hết những phần thối đi. Còn cái nào ngon nhất, trắng nhất, sạch nhất, tôi gòm lại làm một cái bao mủ rồi đem lại ra chợ Cầu Muối bán. Đó là lần đầu tiên tôi kinh doanh.
Xin làm hậu đài, cơm nước, đóng vai quần chúng để được ổ bánh mì
Sau đó, tôi đi đóng quần chúng, đi các đoàn làm hậu đài, nấu cơm, khuân vác. Tôi xông pha vào tất cả mọi trận địa của nghệ thuật, không cần tiền bạc, chỉ có sự nhiệt huyết, sự nỗ lực, để chứng minh tôi có thể làm được tất cả mọi thí.
Thậm chí vào đó, ai sai cái gì tôi cũng làm. Đến một hôm, tôi được đóng vai quần chúng trong phim Phạm Công Cúc Hoa – bộ phim nổi tiếng của Lý Hùng.
Lần đầu tiên đạo diễn Lê Mộng Hoàng thấy tôi ở đó liền gọi: "Thằng kia, nhìn mày cũng được đấy, vào đây đóng hộ tao vai lính".
Tôi mừng quá, đóng xong cũng được cho một ổ bánh mỳ. Đợt sau, đóng tới giữa phim, tôi lại được kêu đóng lần nữa và được cho thêm ổ bánh mỳ nữa.
Lần cuối cùng, tôi tự động nhảy vào đóng. Đạo diễn nhìn thấy nói: Thằng này, sao lúc nào cũng thấy mày. Đi ra mày!'. Thế là không được ổ bánh mỳ nữa.
Đó là lần đầu tiên Linh được xuất hiện trên màn ảnh. Thấy phim chiếu thì biết mình có trong đó nhưng không biết mình đứng chỗ nào, hoàn toàn không thấy mình vì quá đông người.
Sau đó, tôi được lòng nhiều nghệ sĩ và được anh Lê Hoàng mời đóng phim. Đó là lần đầu tiên tôi có số phận trong một bộ phim.
Anh Lê Hoàng là sẽ cho tôi một cái vai từ đầu tới cuối trong hẳn một bộ phim điện ảnh. Tôi mừng quá, hình như cả tuần không ngủ được.
Mỗi lần đến quay là tôi được make up, hóa trang, làm đã đời lắm. Tới lúc vào quay, người ta mới khoác cho tôi cái mạng che mặt, lộ mỗi hai con mắt thôi. Lúc đó tôi mới biết mình đóng vai gián điệp, không được lộ mặt.
Quyền Linh trong chương trình Ký ức tươi đẹp. |
Hai tuần liền đóng như vậy, tôi mới bảo anh Lê Hoàng: 'Anh cho em thấy mặt chứ làm diễn viên mà không cho thấy mặt". Anh nói: 'Rồi rồi mai cho thấy mặt'. Tôi mừng quá, về nhà lại không ngủ được, đến hôm sau lại make up các kiểu, còn nhắn chị trang điểm cố làm thật đẹp cho tôi vì hôm nay được thấy mặt.
Anh Lê Hoàng nói chuẩn bị nha Linh rồi lại bắt đeo cái mạng đó vào. Tôi thắc mắc: 'Ủa, sao hôm qua anh nói cho em thấy mặt...', anh nói 'Chút xíu sẽ thấy'.
Tôi lại đeo mặt nạ vào rồi quay cảnh ngồi rình ở gốc cây hồ Ông Rùa, rồi thấy cảnh có người tới đập mình ngất xỉu ra đó. Lúc đó thì mở cái mặt nạ ra, đúng là thấy mặt mình thì hết phim. Đó là cái chạm ngõ điện ảnh đầu tiên của tôi.
TH (SHTT)