Đạo diễn - NSƯT Vương Đức, Giám đốc thứ 12 và là Giám đốc cuối cùng của hãng phim truyện Việt Nam thời kỳ nhà nước. Ảnh: NVCC |
- Thông tin Tổng công ty vận tải thủy mua lại hãng phim truyện Việt Nam được cho là dấu chấm hết cho thời kỳ làm phim bao cấp ở hãng. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số phận của hãng phim, của các nghệ sĩ đang làm việc tại đây, và của chính cá nhân ông?
- Con đường cổ phần hóa là con đường tất yếu, và đây là con đường văn minh hãng phim cần phải đi. Thực chất quá trình cổ phần hóa đã diễn ra cách đây 7-8 năm. Trước khi quy trình này bắt đầu, hãng đã có buổi đại hội công nhân viên chức bất thường để xin ý kiến về sự việc, khi ấy, 100% cánh tay đã giơ lên thể hiện sự đồng ý.
Đến nay, khi trải qua một thời gian dài "sống mòn" với điều kiện kinh tế khó khăn, hãng sẽ đổi chủ. Nếu trước đây, ông chủ của chúng tôi là nhà nước, thì nay, ông chủ của chúng tôi là một hãng tư nhân. Sự việc chỉ đơn giản là vậy. Cũng sẽ có những nghệ sĩ không đồng tình và cố tình không hiểu sự việc.
Cá nhân tôi là lãnh đạo hãng, sẽ là người chịu nhiều thiệt hại khi chuyển giao công việc. Nếu công ty tư nhân tin tưởng giữ tôi ở lại làm việc, tôi sẵn sàng. Nếu không, tôi sẽ từ bỏ tất cả để trở thành một đạo diễn tự do. Đó cũng là một hạnh phúc!
- Có ý kiến cho rằng, trong một thời gian dài kể từ khi ông giữ chức Giám đốc hãng phim truyện Việt Nam, hãng đã gặp muôn vàn khó khăn về tài chính và chính ông là người đã đẩy hãng phim đến tình cảnh này. Ông nghĩ gì?
- Người ta còn nghĩ, tôi sắp hết nhiệm kỳ, nên ai nói gì cũng nghe, ai bảo gì cũng đồng ý. Thực tế không phải như vậy. Khi tôi lên giữ chức giám đốc hãng năm 2009, hãng đã gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất tồi tàn. Những thiết bị chúng tôi được nhà nước cấp vốn cho thay thế lần gần nhất cách đây đã 10 năm. Ở hãng gần như không có tài sản gì đáng kể.
Khi định giá, giá trị doanh nghiệp của hãng là 20 tỷ đồng. RGiá trị thương hiệu bằng 0. Cũng cần phải nói cho rõ, giá trị thương hiệu ở đây không tính bằng phim, mà tính theo luật doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp có lãi mới được tính giá trị thương hiệu. Hãng phim truyện Việt Nam chưa bao giờ có lãi. Chúng tôi thua lỗ triền miên. Vì chúng tôi làm phim không phải để tính lãi.
Phim của hãng phim truyện Việt Nam luôn đứng trước thách thức bán vé khi ra rạp. Ảnh: ĐLPCC |
- Lâu nay, những bộ phim của hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thường là những bộ phim chiến tranh, phim lịch sử được nhà nước đặt hàng. Những bộ phim này chỉ chiếu chào mừng trong các dịp lễ tết rồi xếp kho, không thể bán vé khi ra rạp. Với cách làm phim này, các nhà làm phim ở hãng phim truyện VN sẽ đối mặt như thế nào khi có ông chủ tư nhân mới?
- Khi biết ông chủ mới của chúng tôi là Tổng công ty vận tải thủy, nhiều người đã hỏi, vậy giới nghệ sĩ của chúng tôi có đi… lái tàu không? Câu trả lời của tôi là: chúng tôi không biết làm gì ngoài làm phim. Việc hãng tiếp tục sản xuất phim đã được ghi rất rõ trong các bản cam kết, bàn giao.
Tất nhiên, việc làm phim ở hãng bây giờ sẽ phải khác. Rất khác. Ở đây, đã chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ làm phim dựa dẫm, phim bao cấp. Từ nay, tất cả các nghệ sĩ của hãng sẽ phải đứng trên đôi chân của mình. Họ sẽ phải biết cách thích ứng. Với phim nhà nước, phim đặt hàng, chúng tôi làm theo yêu cầu đặt ra của nhà nước. Với ông chủ tư nhân, khi doanh thu được đặt lên hàng đầu, chúng tôi sẽ phải có cách làm phim khác đi.
-Ở thời điểm Cục Điện ảnh VN thất thoát 42 tỷ đồng gây rúng động dư luận, một đạo diễn đã nói, điện ảnh Việt Nam sở dĩ “sống vật vã” như vậy vì luôn có những vụ thất thoát. Một một phim sản xuất hàng chục tỷ đồng không bán nổi một vé cũng có thể xem là một thất thoát. Ông nghĩ sao?
Cơ sở vật chất tồi tàn và cuộc sống thiếu thốn đã tồn tại nhiều năm nay ở hãng phim truyện VN. Ảnh: Hoàng Hiệp |
- Chất lượng của một bộ phim đôi khi không nằm ở tiền, không nằm ở chỉ đạo của ông chủ, mà nằm ở tài năng của đạo diễn. Nhìn vào thực lực nhân sự ở hãng, ông có cho rằng, họ đủ sức để làm phim trong cơ chế mới – khi mà, chuyện bán vé là chuyện sống còn của việc làm phim?
- Chúng tôi có những đạo diễn trẻ, những nhân tố trẻ có tài. Tôi đã giới thiệu họ trong cuộc gặp với nhà đầu tư và được hoan nghênh. Đây sẽ là cơ hội để hãng phim tái cơ cấu và thay đổi tư duy làm phim, cách thức làm phim. Cổ phần hóa là con đường văn minh. Thế giới đều thế, tại sao chúng tôi lại không?
Sẽ có ý kiến cho rằng, chúng tôi đang làm mất một thương hiệu phim, và làm mất một hãng phim với bề dày lịch sử. Tôi khẳng định, quá khứ hiển vinh sẽ mãi hiển vinh. Những giá trị vô giá ấy không gì có thể làm lu mờ, không gì có thể bôi xóa được.
Cuối cùng, đứng trước ngã rẽ mới, những ai tài năng, những ai có năng lực sẽ tiếp tục con đường mới.
-Lý do nào khiến ông có thể lạc quan trước tương lai mới của hãng phim truyện Việt Nam?
Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Hãng thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phim Chung một dòng sông ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển. Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Mối tình đầu, Làng Vũ Đại ngày ấy… Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim Truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim Truyện Việt Nam. Năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phẩn hóa, chuyển giao sở hữu cho Tổng công ty vận tải thủy. |