Vì sao giải thưởng thường niên của Hội điện ảnh được nói vui như Oscar Việt sau hàng chục năm tổ chức vẫn không có được sức hút và uy tín cần có?
Kim Lý - Trương Ngọc Ánh trong 'Hương ga' |
Tuy nhiên, nếu Oscar thu hút sự quan tâm của nhiều người về các đề cử, diễn viên, phim nào có khả năng thắng giải, thậm chí chuyện hậu trường váy áo của các diễn viên trên thảm đỏ cũng được đem ra mổ xẻ thì giải Cánh diều sau nhiều năm kỳ lạ là ngày càng kém thu hút sự quan tâm của công chúng hơn.
Các bộ phim được tranh giải dựa theo đăng ký của các hãng phim chứ không phải được tuyển chọn. Đề cử các hạng mục chỉ được thông báo ngay trong đêm trao giải và thậm chí nhiều nghệ sĩ không có mặt nhận giải. Một giải thưởng điện ảnh thường niên đáng lẽ rất có sức hút với công chúng mà phải chật vật lo tài trợ, mời mọc mỏi mồm mà chưa chắc đã được các nghệ sĩ đáp lại.
Và khó hiểu là các giải thưởng thì không năm nào thuyết phục được công chúng hoàn toàn. Năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Ở hạng mục Phim điện ảnh đã không có giải vàng. Tức là chính giám khảo cũng không xác định được phim nào nổi bật nhất. Cuối cùng họ quyết định trao 1 lúc 3 giải bạc cho ba bộ phim thuộc 3 thể loại khác nhau như một sự cào bằng và an ủi với Những đứa con của làng, Hương ga, Lạc giới.
Trong số này, thuyết phục và tròn trịa hơn cả là Những đứa con của làng nhưng trao giải cho Hương ga, Lạc giới thì có thể nói là khiên cưỡng. Nếu đặt Hương ga, Lạc giới cạnh các phim khác như Chàng trai năm ấy, Quả tim máu hay Scandal 2 thì không khó để nhận biết phim nào tốt hơn. Sự lựa chọn này phải chăng là để chứng tỏ giám khảo đã có sự đột phá trong cách nhìn nhận dòng phim thị trường đề cập đến các vấn đề nóng và nhạy cảm trong xã hội như chuyện xã hội đen, chuyện giới tính?
Về các giải thưởng diễn xuất, Huy Cường xứng đáng nhận giải Nam phụ xuất sắc với vai gã khờ tên Bè trong Những đứa con của làng. Tuy nhiên chọn Trung Dũng (Lạc giới) để trao giải Nam chính thì không thuyết phục bởi vai diễn này nếu so với Quý Bình (Tốc độ và đường cong, Quả tim máu), Sơn Tùng M-TP (Chàng trai năm ấy) và Chi Bảo (Scandal 2) thì rõ ràng kém hơn. Chiến thắng của 'Lạ giới' cũng khiến nhiều người 'ngã ngửa' vì ngạc nhiên.
Giải Cánh diều năm nào cũng dậy sóng dư luận về chuyện giám khảo, kết quả, khâu tổ chức. |
Không phủ nhận họ đều là những người có uy tín trong lĩnh vực của mình với rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, có người nhiều năm không làm phim, lại đã cứng tuổi thì việc 'đổi mới tư duy' khi xem xét phim của các nhà làm phim trẻ liệu có chính xác?
Hiển nhiên những người có phim tranh giải thì không được mời vào giám khảo như Victor Vũ, Bùi Tuấn Dũng.... nhưng nhiều đạo diễn, diễn viên trẻ được coi là có nghề như Nguyễn Hoàng Điệp, Hồng Ánh, Phan Đăng Di, Trương Minh Quốc Thái... sao không mời họ ngồi ghế giám khảo để góp thêm 1 tiếng nói với nhãn quan của người trẻ khi lượng phim tham gia hầu hết là phim của người trẻ làm, về giới trẻ, mang màu sắc thị trường?
Đó là chưa kể việc quá nhiều người già ngồi vào ban giám khảo sẽ dẫn đến việc cho ra một giải thưởng quá an toàn, kém độ nhảy cảm với cái mới và thiếu đột phá đã xảy ra. Việc xếp ngang 3 phim vào Cánh diều bạc đã cho thấy quan niệm cũ kỹ, ít cởi mở trong thẩm định nghệ thuật năm nay.