Hậu trường tập cuối 'Thương nhớ ở ai'
Đã từ khá lâu truyền hình Việt mới xuất hiện những bộ phim lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam gây được ấn tượng với khán giả.
Bộ phim Thương nhớ ở ai được chuyển thể từ tiểu thuyết "Bến không chồng" của nhà văn Dương Hướng có thể xem là một món ăn lạ trên sóng truyền hình thời gian vừa qua.
Sau 34 tập phim, Thương nhớ ở ai đã đi đến hồi kết và để lại nhiều cảm xúc cho các khán giả dù không thực sự "gây bão" như Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng.
Nhưng bên cạnh đó, bộ phim vẫn là một minh chứng rõ ràng cho việc phim Việt vẫn chưa thể tiến tới sự chuyên nghiệp hóa bởi vô số "hạt sạn" khiến người xem "mất hứng".
Lỗi dàn dựng
Song trong một trường đoạn khá dài và quan trọng của bộ phim, hình ảnh cậu bé mặc quần jeans áo phông hiện đại lại bất ngờ xuất hiện.
Lỗi kịch bản
Nhìn chung, Thương nhớ ở ai là bộ phim khá hoàn thiện về mặt nội dung, nhưng đây cũng một phần là do "may mắn" bởi ê-kíp làm phim có trong tay nguồn nguyên liệu là tiểu thuyết kinh điển Bến không chồng.
Song nếu đã đọc tiểu thuyết Bến không chồng, người xem sẽ không thấy được sự sáng tạo và đầu tư vượt bậc. Đôi khi các tình tiết còn rất thiếu logic và khó hiểu.
Ví dụ, về mặt thời gian, bộ phim kể về một thanh niên đi nhập ngũ đến gần 10 năm, nhưng cho đến lúc giải phóng, các nhân vật trẻ em trong phim vẫn chưa lớn.
Nhân vật Đột hoàn toàn không biết chữ nhưng lại có thể viết được một bức thư mùi mẫn, đậm chất hiện đại cho người yêu của mình: "Anh muốn em hát cho anh nghe bài ca trù khi anh đến, nghe chưa. Người đàn bà mà anh yêu cả đời anh."
Hay Hạnh - một trong những nhân vật chính của bộ phim khiến người xem phải nhíu mày khó hiểu bởi diễn biến tâm lý quá nông và vội vàng.
Cách xử lý tình huống và diễn biến tâm trạng "rất kịch" khiến Hạnh khó được cảm thông, bởi có những lúc cô rất mạnh mẽ, tinh tế và tình cảm nhưng có lúc lại có hành động bất hiếu, thiếu kiểm soát khiến khán giả bức xúc.
Càng về cuối, điều khiến người xem thất vọng nhất chính là việc bộ phim đã thay đổi tình tiết và tính cách các nhân vật khá xa rời nguyên tác, nhưng lại vẫn giữ nguyên kết thúc bi kịch, điều này gây hụt hẫng cho khán giả.
Lỗi raccord
Lỗi raccord là những chi tiết thiếu logic trong hai khung hình liên tiếp. Đây là lỗi khá phổ biến trong phim Việt Nam bởi sự thiếu chuyên nghiệp, đoàn phim ít có máy móc để ghi lại quá trình làm phim mà thư ký trường quay thường chỉ ghi chép bằng tay.
Để làm được một bộ phim lên sóng truyền hình đã khó, để làm được một tác phẩm có giá trị còn là một thách thức lớn hơn cho các nhà làm phim Việt.
Mong rằng tới đây, làng phim Việt sẽ cải thiện những "hạt sạn" muôn thuở, tiến tới chuyên nghiệp hóa để mang đến cho khán giả những món ăn tinh thần hoàn thiện hơn.
Theo Tú Anh (Soha/Trí Thức Trẻ)