Dịch sởi hoành hành ở Mỹ: Mới tháng 3, số ca mắc sởi đã gần bằng cả năm 2018
Năm ngoái, tổng số ca sởi được Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ghi nhận là 272. Trong khi đó, tính tới thời điểm này, trên toàn nước Mỹ đã có tới hơn 228 bệnh nhân sởi.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 2 tháng đầu năm 2019, số ca mắc sởi đã tăng với tốc độ đáng báo động. Riêng trong tuần qua, ở Mỹ, đã có thêm 22 người bị sởi.
Tình trạng virus sởi "trở lại lợi hại hơn xưa" trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới khiến các quan chức y tế vô cùng lo ngại.
Món ăn thuốc hỗ trợ phòng trị bệnh sởi
Tiến sĩ Robert Jacboson, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic, cho biết, tất cả các đợt bùng phát dịch sởi kể từ năm 2000 đều bắt nguồn từ du khách. Họ trở về từ một đất nước mà bệnh sởi vẫn còn phổ biến, sau đó tương tác với một cộng đồng chưa được tiêm vắc-xin sởi ở Mỹ.
Tiến sĩ Jacobson, cũng như nhiều chuyên gia khác trong ngành y tế, đã nhận thấy sức mạnh của vắc-xin sởi trong tâm bão phản đối tiêm vắc-xin. Từ khi vắc-xin sởi ra mắt, tỷ lệ mắc sởi đã giảm nhanh chóng và virus sởi cuối cùng đã bị loại trừ khỏi nước Mỹ. Điều này tạo nên một cảm giác an toàn giả.
"Tiêm vắc-xin khi còn nhỏ vẫn vô cùng quan trọng. Đó là bởi chúng rất hiệu quả", tiến sĩ Jacobson nhấn mạnh.
Bệnh sởi có lây lan không?
Sởi đặc biệt dễ lây lan và trở thành dịch nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân. Người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt nước bọt vào không khí, người lành hít vào qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm sởi thường dễ lây bệnh cho người khác từ 7 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi khởi phát ban đỏ.
Bệnh sởi lây qua đường nào?
Sởi đặc biệt dễ lây lan và trở thành dịch nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân. Trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì đa phần người chưa có miễn dịch còn lại sẽ bị nhiễm. Bệnh sởi có thể lây qua những con đường sau:
- Tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết từ miệng hay mũi của người bị bệnh (qua hắt hơi, ho)
- Lây từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình mang thai.
Nếu bị bệnh sởi, bạn có thể giúp ngăn chặn căn bệnh lây lan bằng cách:
- Hạn chế đến trường học, nơi làm việc hoặc những nơi khác đông dân cư mà bạn có thể lây nhiễm
- Che miệng khi ho và hắt hơi.
- Bất cứ ai chưa từng bị bệnh sởi hoặc chưa bao giờ tiêm phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn vì chưa được tiêm vắc xin
Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?
Tiêm vắc-xin là cách duy nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi. Vắc-xin bệnh sởi là một phần của vắc-xin MMR, có tác dụng chống quai bị, bệnh sởi. Vắc-xin MMR thường được tiêm cho trẻ từ 12-15 tháng tuổi và tiêm lại vào lúc 4-6 tuổi.
Người trưởng thành và trẻ lớn chưa miễn dịch cần phải tiêm vắc-xin MMR. Những phụ nữ dự định có con và những người chưa miễn dịch cần tiêm vắc-xin MMR ít nhất 1 tháng trước khi có thai.
Theo T.Liên (Helino)