Uống nước thật lạnh khi bị đau họng: Lời khuyên tưởng "ngược đời" nhưng có 2 tác dụng 'thần thánh'

15/03/2021 16:03:40

Mọi người đều có suy nghĩ rằng khi viêm họng tuyệt đối không nên uống nước đá bởi chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Đau họng là lý do và cũng là triệu chứng khiến nhiều người đi khám bệnh. Bạn sẽ cảm thấy cổ họng mình khô rát, rồi bạn sẽ ho thật nhiều, có khi kèm sốt nhẹ, "rùng mình"! Tôi tin chắc là ai trong chúng ta đến tuổi trưởng thành cũng ít nhiều bị đau họng. Viêm amydan là lý do thường thấy nhất.

Viêm amydan là tình trạng hai "cục" amydan, nằm phía sau khoang miệng, bị nhiễm trùng. Khi đó, amydan sưng đỏ lên, có thể kèm chấm trắng mủ thấy được bằng mắt thường. Bạn cũng sẽ cảm thấy nuốt hơi đau và có vẻ hơi khó chịu. Đó là do các hạch vùng cổ, cằm, dưới hàm, cũng "ăn theo" anh chàng Amydan kia …sưng theo luôn.

Vậy khi bị đau họng, chúng ta nên làm gì nhỉ?

Có 2 điều các bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà, đó là:

- Uống thật nhiều nước LẠNH nha!

- Uống thêm Paracetamol. Chấm hết! Không nên uống thêm bất cứ thuốc nào nữa!

Đến đây, có bạn sẽ thắc mắc, tôi có nói nhầm không? Xin thưa rằng KHÔNG. Đau họng nên uống nước LẠNH, vì 02 tác dụng "thần thánh" sau đây:

1. Giảm đau;

2. Giữ cho họng không bị khô.

Uống nước thật lạnh khi bị đau họng: Lời khuyên tưởng "ngược đời" nhưng có 2 tác dụng 'thần thánh'
Viêm họng nên uống nước lạnh.

Nước ấm cũng không hại gì tuy nhiên nó không đạt được 02 ưu điểm của nước LẠNH một cách tức thời. Miễn là, nước bạn uống vào, nó SẠCH là được. Nhớ rằng, nhiệt độ của nước uống vào không gây viêm họng nhé. Viêm họng là do vi sinh vật (là siêu vi, là vi trùng, là vi nấm…).

Vậy bạn nghĩ sao, trời hè nóng nực, họng thì đau rát, một cốc kem lạnh có làm bạn …trầm trồ!

Còn thông tin này nữa muốn cung cấp cho các bạn. 

Viêm họng thường do siêu vi, bệnh tự giới hạn sau một vài ngày. Có khi chúng ta cũng chẳng cần phải đi bệnh viện khám bệnh. Và cũng chẳng cần KHÁNG SINH làm gì. 

Tuy nhiên, sau một vài ngày, mà tình trạng các bạn không thuyên giảm, có thể các bạn đã nhiễm khuẩn, lúc này mới đến lúc gặp BS và uống mấy viên kháng sinh.

Theo BS Nguyễn Thành Đạt Khoa ICU – Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM  (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)

Nổi bật