Uống nước chanh kiểu này khác nào 'phá ruột, hại dạ dày': Nhiều gia đình đang phạm sai lầm mà không biết

17/03/2021 23:15:00

Chanh chỉ tốt khi được sử dụng đúng cách, không phải ai dùng cũng tốt và không phải uống thế nào cũng được.

Việt Nam nổi tiếng với rất nhiều loại nước giải khát rất thơm ngon như nước sấu, nước me, nước mía... nhưng thứ nước "quốc dân" được hầu hết các gia đình yêu mến thì phải nhắc đến nước chanh - loại nước ngon lành, bổ dưỡng mà lại dễ pha chế.

Chanh là loại quả ít calo, giàu vitamin C và chất chống oxy hóa... nên đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, không chỉ giảm cân mà còn làm đẹp da, giải độc gan hiệu quả. Đặc biệt, nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học Viện Ung thư Anh cho thấy rằng trong một trái chanh có chứa khoảng 22 chất chống ung thư, có khả năng ngăn cản các tế bào ung thư vú, đại tràng, phổi.

Uống nước chanh kiểu này khác nào 'phá ruột, hại dạ dày': Nhiều gia đình đang phạm sai lầm mà không biết

Trong Đông y, quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy vậy, chanh chỉ tốt khi được sử dụng đúng cách, không phải ai dùng cũng tốt và không phải uống thế nào cũng được.

5 sai lầm nhiều người mắc phải khi uống nước chanh

1. Đang đói bụng mà uống nước chanh

Chanh là loại quả giàu axit, vì vậy theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Tuyệt đối không nên dùng khi bụng rỗng. Uống nước chanh lúc đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, có thể bào mòn tế bào niêm mạc ngoài cùng dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh là sau khi ăn no khoảng 30 phút.

Ngoài ra, người mắc bệnh dạ dày cũng không nên sử dụng nhiều loại nước này vì có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, người thường bị trào ngược, ợ chua cũng không nên uống để tránh làm tổn thương cơ thể.

Uống nước chanh kiểu này khác nào 'phá ruột, hại dạ dày': Nhiều gia đình đang phạm sai lầm mà không biết - 1

2. Uống quá nhiều nước chanh

Nước chanh nổi tiếng với lợi ích ngăn ngừa mất nước, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên thứ gì lạm dụng cũng đều không tốt, việc uống quá nhiều nước chanh có thể khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều rắc rối sau:

- Làm hỏng men răng: Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, vì chanh có tính axit cao nên việc tiếp xúc thường xuyên có thể làm mòn men răng của bạn. Để làm giảm sự tác động này, bạn có thể uống chúng bằng ống hút. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đánh răng ngay sau khi uống nước chanh.

- Uống quá nhiều nước chanh có thể làm khó chịu dạ dày của bạn: Theo Medical News Today, sử dụng quá nhiều nước có thể làm trầm trọng thêm các bệnh dạ dày thông thường như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và trào ngược axit.

- Có thể làm trầm trọng thêm bệnh đau nửa đầu: Theo nhà thần kinh học Rebecca Traub, nhà thần kinh học Rebecca Traub trả lời trên tờ Health vào năm 2015, các loại trái cây như chanh có thể là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Theo WebMD, mối liên hệ này có thể là do chanh chứa nhiều tyramine - một loại monoamine tự nhiên thường gây đau đầu.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước. Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 cốc/ngày.

3. Pha chanh với nước quá nóng

Chanh nếu được pha cùng nước quá nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Tốt nhất chúng ta chỉ nên pha chanh cùng loại nước ấm vừa đủ để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và không làm hại dạ dày.

Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

4. Uống nước chanh khi loét miệng

Uống nước chanh trong khi loét miệng, nhiệt miệng là một hình thức làm vết thương thêm nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, vết loét miệng thường sẽ lành sau 1 – 2 tuần, cần hạn chế uống nước chanh trong thời điểm này. Tính axit cao trong chanh có thể kích thích bệnh nặng hơn dù vết loét rất bé.

Uống nước chanh kiểu này khác nào 'phá ruột, hại dạ dày': Nhiều gia đình đang phạm sai lầm mà không biết - 2

5. Uống nước chanh ngay sau khi ngủ dậy

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) việc uống một cốc nước chanh ấm, chanh mật ong sau khi ngủ dậy là một thói quen tốt, giúp làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cơ thể thải độc kịp thời. 

Tuy nhiên khi mới ngủ dậy độ nhớt máu tăng cao, đồng thời bụng đang rỗng. Mọi người nên uống một cốc nước ấm để làm loãng độ nhớt của máu, ăn uống nhẹ nhàng sau đó mới nghĩ đến việc uống nước mật ong hay nước chanh mật ong.

Theo ĐẬU ĐẬU (Nhịp Sống Việt)

Nổi bật