Theo số liệu ghi nhận ung thư ở nước ta năm 2020, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp với 17.902 ca mắc mới và 14.615 ca tử vong, cứ 100.000 sẽ có 24,64 người mắc ung thư dạ dày.
Về nguyên nhân, phần lớn ung thư dạ dày là do thói quen hàng ngày không tốt.
1. Người thích đồ cay, nóng
Màng nhầy trong thành dạ dày, ruột... vốn rất mỏng manh, chỉ có thể chịu đựng thực phẩm ở nhiệt độ tối đa từ 50-60°C. Khi nhiệt độ thực phẩm vượt qua giới hạn này, màng nhầy của sẽ bị bỏng, thậm chí khiến màng nhầy xảy ra hiện tượng biến đổi ác tính, tiến triển thành ung thư.
Do đó, ăn thức ăn quá cay, nóng trong thời gian dài sẽ gây tổn thương khoang miệng, thực quản, niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm niêm mạc miệng mãn tính, viêm teo dạ dày và các bệnh khác.
2. Người thường xuyên bỏ bữa tối
Một số người luôn muốn có thân hình mảnh mai, buổi tối luôn lo lắng ăn quá nhiều calo, sau đó bỏ ăn. Nhiều khi sáng hôm sau dậy quá muộn, lao vào làm việc và học tập sớm quên cả ăn sáng, đến tận trưa mới ăn no.
Tuy nhiên ăn không đúng giờ sẽ tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp 3 lần, nếu bạn không ăn buổi tối cho đến trưa hôm sau, cách nhau đến hơn 10 giờ đồng hồ khiến dạ dày bị tổn thương.
3. Người hay uống rượu
Tổ chức Y tế Thế giới xếp rượu vào chất gây ung thư Nhóm 1, tức là chất có thể gây ung thư cao nhất cho con người. Nghiên cứu cho thấy, người nghiện rượu, uống rượu lâu năm không chỉ bị ung thư gan mà còn dễ mắc ung thư dạ dày.
Rượu bia kích thích niêm mạc dạ dày, phá hủy các mô niêm mạc, thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất gây ung thư. Đặc biệt, người nghiện rượu có chế độ ăn uống không điều độ, kém hợp lý, rất dễ dẫn đến xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, polyp dạ dày và các bệnh nghiêm trọng khác.
4. Người thường xuyên bận rộn
Bận rộn với công việc nên nhiều người không có thời gian ăn uống, thậm chí phải làm tăng ca đến tận khuya mới về ăn tối. Việc sinh hoạt thiếu khoa học này, lâu dần sẽ làm tổn hại đến sức khỏe dạ dày.
Trong khi đó, dạ dày là cơ quan tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu và rất dễ gặp vấn đề nếu bạn sinh hoạt thất thường. Khi bạn ăn không đúng bữa, quá trình bài tiết dịch vị bị xáo trộn, dẫn đến không kịp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề.
5. Người không bao giờ có ý thức khám bệnh
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu vẫn có thể phẫu thuật được, tỷ lệ chữa khỏi rất cao trên 95% nhưng ở giai đoạn muộn tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 30%. Sự khác biệt giữa hai giai đoạn là tương đối lớn và nội soi dạ dày giúp phát hiện bệnh từ sớm ngăn không cho nó phát triển thành giai đoạn muộn.
Tuy nhiên, nhiều người ngại nội soi dạ dày. Trên thực tế, rất nhiều khối u không thể phát hiện sớm, khi phát hiện ra thì đã quá muộn, đây là sự nguy hiểm của khối u. Hơn nữa một số cơ quan không có dây thần kinh cảm giác đau nên không có dấu hiệu cảnh báo ngay từ ban đầu.
Do đó, cách duy nhất để biết tình trạng của dạ dày là kiểm tra nó. Những người thường ăn đồ chế biến, không ăn đúng giờ, khẩu vị nặng phải chú ý đến sức khỏe của dạ dày. Khám định kỳ sẽ giúp bạn giải quyết 90% rắc rối.
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cần tránh xa
Các nghiên cứu cho thấy các thực phẩm chiên, rán, đồ xào nấu nhiều dầu mỡ tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Đồ chiên rán thường chứa nhiều dầu mỡ. Dưới nhiệt độ cao, dầu sẽ sinh ra chất axit acrylic khiến dạ dày khó tiêu hóa. Khi đó, dạ dày sẽ tự động tiết ra nhiều axit dịch vị, gây mất cân bằng, về lâu dài rất hại cho dạ dày.
Thực phẩm chiên, rán cũng là một "kẻ thù" của dạ dày. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, acrylamide - chất được hình thành trong thực phẩm giàu carbohydrate chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rán - có thể gây ung thư.
Một thực phẩm khác người bị dạ dày nên tránh là các loại rau muối chua (dưa muối, kim chi... ). Thường xuyên ăn rau muối chua có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày từ 4-5 lần, do hàm lượng nitrit trong rau muối chua rất cao. Nitrit khi vào cơ thể người sẽ tạo thành nitrosamine dưới tác dụng của môi trường dạ dày, là chất gây ung thư rất mạnh.
Ngoài ra, khả năng thẩm thấu cao của muối có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi các chất gây ung thư tiếp xúc với niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì khả năng phát triển thành ung thư sẽ tăng lên rất nhiều.
PN (Nguoiduatin.vn)