Video: Uống xong ngụm trà sữa, cô gái giật mình với thứ bên trong
Câu chuyện dưới đây là của một cô gái trẻ khi đã uống quá nhiều nước ngọt, không thể kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể và nhận kết quả chẩn đoán bệnh ngoài ý muốn. Được chia sẻ nhiều trên MXH, câu chuyện này đã nhận về không ít những sự cảm thông cũng như sự thức tỉnh từ nhiều người.
"Mình năm nay 21 tuổi, là nữ. Học hết lớp 12 mình ra trường bắt đầu đi làm cho một công ty về chuyển phát nhanh. Công việc đặc thù khiến mình ít vận động chỉ ngồi tại chỗ nhận và xuất đơn hàng. Thời gian làm việc của mình là từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều.
Về cơ bản những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mình rất ít uống nước ngọt hay nước có gá hay nói một cách chính xác là không uống. Nhưng khi bước chân vào môi trường làm việc thì lại nghiện lúc nào không hay.
Sáng 1 chai, trưa 1 chai và chiều ra về lại thêm 1 chai. Trên thực tế, tất cả các anh chị trong công ty đều như mình, chỉ khác là mỗi người chọn một loại đồ uống khác nhau. Nếu không nước ngọt thì lại trà sữa. Thời gian đầu, mình vẫn duy trì được thói quen ăn trưa, nhưng sau khi làm được vài tháng thì thói quen ăn trưa cũng bị bỏ lại. Thay vào đó mỗi khi đến giờ nghỉ trưa mình xuống mua chai nước rồi dùng thời gian còn lại để ngủ.
Suốt một năm trời, cuộc sống mình vẫn cứ đều đều như vậy, dạo gần đây thi thoảng có những cơn đau âm ỉ vùng lưng. Bản thân vì thiếu kiến thức và chủ quan nên không đi khám. Thế rồi thứ 2 đầu tuần này, 8 giờ tối mình có biểu hiện đau nhức ở vùng lưng. Càng ngày cơn đau càng tăng nên gấp bội. Mình đã uống thuốc giảm đau như mọi lần nhưng không có tác dụng. Vì là con gái lại sớm ra ở riêng một mình nên không biết kêu ai, bố mẹ lại ở xa, may có cô chú chủ nhà biết nên gọi xe cứu thương giúp mình.
Mình đi cấp cứu trong tình trạng mê man cùng những cơn đau dữ dội ở vùng lưng. Đến bệnh viện khám, các bác sỹ phát hiện ra nồng độ creatinin vượt quá 300 mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán mình bị suy thận cấp độ 3.
Nhận thông tin mà mình suy sụp hoàn toàn, bố mẹ mình biết tin chắc không sống nổi. Nhưng ở hoàn cảnh này, buông xuôi chán nản không phải cách. Mình tự biết lúc này phải thật bình tĩnh. Mình vẫn còn cơ hội, bác sỹ nói nếu điều trị đúng cách, và tuân thủ một lối sống lành mạnh, thì mình vẫn còn nhiều thời gian.
Hôm nay là thứ 5, vậy là đã 4 ngày kể từ ngày nhận được tin về bệnh tình của mình. Bố mẹ mình cũng biết chuyện, nhưng tạm thời ở xa không lên với mình được. Bạn bè, người thân đều gửi lời hỏi thăm và động viên, mình cũng cảm thấy ổn và vững tâm hơn để đối mặt với căn bệnh quái ác này. Và mình nghĩ là mình cần có trách nhiệm với xã hội hơn. Nên mình viết những dòng này, hy vọng mọi người đọc được. Hãy bảo vệ bản thân và sức khoẻ cho chính mình, không ai cả ngày đi kè kè bên cạnh bạn mà nhắc bạn phải thế này, phải thế kia được. Tất cả là tự bản thân bạn mà thôi."
Trong nước ngọt chứa gì?
Trong nước ngọt không có chất xơ, không có vitamin, chất khoáng hay dinh dưỡng. Nước ngọt chứa rất nhiều đường và các năng lượng không cần thiết. Vì vậy, nước ngọt là thức uống không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước ngọt lại là loại nước uống được nhiều người ưa thích.
Trong 1 chai nước ngọt có gas chứa một lượng đường lớn, tương đương tới 22 gói đường dùng để pha cà phê. Với khối lượng đường đó bạn có thể sử dụng trong 22 cốc cà phê và tiêu thụ trong ít nhất 10 ngày.
Khi lượng đường quá lớn đi vào cơ thể khiến hàm lượng insulin trong cơ thể "tăng vọt" để kịp thời phản ứng với lượng đường lớn này. Đồng thời gan cũng nhanh chóng biến đường thành chất béo. Đây là lý do khi thường xuyên uống uống nước ngọt có gas sẽ khiến bạn bị tăng cân, béo phì.
Đường tiếp tục được chuyển hóa thành chất béo, đi sâu vào máu. Lúc này đồng tử của bạn sẽ giãn ra do tác dụng của chất kích thích caffeine trong nước ngọt có ga. Khi lượng caffeine chạy lên não bộ sẽ ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương khiến bạn có cảm giác tỉnh táo và không buồn ngủ.
Những điều xảy ra với cơ thể sau khi uống nước ngọt có gas
Các nhà khoa học đã đưa ra nghiên cứu về sự biến đổi trong cơ thể người trong 1 giờ đồng hồ sau khi bạn uống 1 chai nước ngọt có gas.
- Sau 10 phút: Một lượng đường tương đương khoảng 10 thìa cà phê sẽ được đưa vào cơ thể bạn, tức là 100% đường bạn cần trong ngày. Dù lượng đường đưa vào khá lớn nhưng bạn không bị nôn mửa do axit photphoric trong lon nước đã kìm hãm vị giác.
- Sau 20 phút: Lượng đường trong máu tăng vọt. Insulin (một loại hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào tế bào) cũng được giải phóng. Gan nhanh chóng tiếp nhận và chuyển hóa đường thành chất béo.
- Sau 40 phút: Đồng tử của bạn sẽ giãn ra, huyết áp tăng lên đồng thời gan sẽ phản ứng lại bằng cách tăng lượng đường trong hệ tuần hoàn.
- Sau 60 phút: Trải qua những biến đổi trong máu, hệ thần kinh và não bộ thì caffeine bắt đầu phát huy tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình bài tiết, lượng canxi, magie và kẽm sẽ bị đào thải ra ngoài cũng với natri, nước và chất điện giải. Cơ thể bắt đầu mệt mỏi, uể oải và bạn rất dễ cáu gắt.
Uống một lon nước ngọt 300 ml là vượt ngưỡng đường cho phép nạp vào 1 ngày
Đối với người trưởng thành không có các bệnh rối loạn chuyển hóa đường hay thừa cân béo phì, lượng đường đơn tối đa nạp vào chỉ được phép chiếm 10% trong tổng số năng lượng của một ngày. Đối với người đái tháo đường, thừa cân, béo phì, lượng đường đơn chỉ nạp vào không quá 5% tổng năng lượng một ngày.
Người trưởng thành 1 ngày cần khoảng 2000 kcal. Lượng đường đơn theo quy định chỉ được chiếm dưới 10% tương đương với khoảng 200 kcal. Trong khi đó, một lon nước ngọt 300 ml chiếm khoảng 140 tới 150 kcal. Vì vậy, nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì gần như đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày.
Đáng chú ý, một ngày, chúng ta còn nạp vào cơ thể một lượng đường lớn từ nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, một lon nước ngọt được uống vào sẽ khiến lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép.
Để kiểm soát được lượng đường, chúng ta cần lưu ý về lượng đường nạp vào bằng cách đọc các nhãn sản phẩm nước ngọt.
Tuy nhiên, trên nhiều lon nước ngọt vẫn ghi: "có thể sử dụng 2 tới 3 lon/ 1 ngày". Nếu sử dụng như khuyến nghị này, lượng đường sẽ vượt quá nhu cầu khuyến nghị WHO cho phép.
Với cuộc sống hiện đại, chúng ta nên sử dụng hợp lý các loại thực phẩm chứa đường để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Và khi không bị mắc các bệnh như đái tháo đường, thừa cân béo phì, chúng ta có thể được tận hưởng được nhiều thực phẩm và đồ uống đa dạng khác.
Một số tác hại của nước ngọt
- Làm hỏng men răng: Bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên khi chúng ta uống nước ngọt chính là răng miệng. Axit và đường chính là những nguyên nhân phá hủy men răng nghiêm trọng, thậm chí có thể bị sâu răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ lâu dài.
- Gây ảnh hưởng tới tim mạch: Đa số các loại nước ngọt đều có chứa hàm lượng fructose cao, những chất làm ngọt cũng cao làm tăng hội chứng chuyển hóa tăng hàm lượng cholesterol cho cơ thể, gây ra một số bệnh về tiểu đường và tim mạch. Theo nghiên cứu của đại học Miami của Mỹ đã phát hiện được những người có thói quen uống nước ngọt thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 61%.
- Sụt giảm nồng độ canxi trong máu: Nồng độ canxi trong máu càng thấp nếu nồng độ axit trong cơ thể càng cao, và phần lớn lượng axit đó đến từ các thực phẩm kém lành mạnh mà chúng ăn ăn hàng ngày. Trong đó nước ngọt thậm chí sẽ làm hạ kali có trong máu, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với xương.
- Gây sỏi thận: Photpho là một thành phần tạo khí gas có trong nước ngọt, mà loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Các nghiên cứu tại viện Đại học Khoa học Mỹ đã chứng minh việc uống hai lon hoặc nhiều hơn nước ngọt mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận.
- Nguyên nhân béo phì: Lẽ dĩ nhiên khi số lượng nước ngọt hấp thu sẽ tỷ lệ thuận với cân nặng và lượng chất béo trong cơ thể. Thậm chí, nước ngọt còn làm tăng cholesterol, thậm chí ngay cả đối với nước ngọt ăn kiêng cũng có thể gây ra béo phì không kém nước ngọt bình thường. Nguyên liệu tạo nên vị ngọt trong nước ngọt ăn kiêng cũng làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó dẫn đến tăng cân.
- Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư: Đường có trong những loại thức uống sẽ giải phóng ra insulin nuôi dưỡng những khối u. Trong nước ngọt có gas có chứa được những nguyên nhân tiềm ẩn chứa những chất gây ung thư như methylmadizole. Theo nghiên cứu của đại học Lund của Thụy Điển cho rằng, người uống nhiều nước ngọt sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về tuyến tiền liệt cao hơn 40% so với những người bình thường. Hay những phụ nữ tiền mãn kinh uống nhiều nước ngọt cũng làm phát triển thể ung thư tử cung cao.
PN (Nguoiduatin.vn)