1. Uống cà phê thay ăn sáng
Nhiều nghiên cứu và các chuyên gia y tế đánh giá rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vậy nên nếu bạn có ý định uống cà phê thay cho bữa ăn sáng vì bất kì lý do gì thì nên nghĩ lại.
Theo chuyên gia Moskovitz, bỏ qua bữa ăn chính này có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Và theo các nghiên cứu khác nhau, bỏ bữa sáng, chỉ uống cà phê cũng có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Life Metabolism về lịch trình bữa ăn cho thấy những người tham gia thường xuyên bỏ bữa sáng có liên quan đến việc suy giảm nhận thức nhiều hơn so với những người ăn uống cân bằng.
Thay vì bỏ bữa sáng và đi uống cà phê, chuyên gia Moskovitz gợi ý bạn nên ăn "bữa sáng bao gồm trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt hoặc hạt" để có một bữa ăn sáng chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa.
Theo nhiều nghiên cứu, chỉ uống cà phê vào bữa sáng dẫn tới nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Một nghiên cứu trên Medical News Today phát hiện những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn những người ăn sáng đầy đủ.
Bà Lisa Moskovitz khuyên bạn ăn bữa sáng bao gồm trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt để cơ thể có đủ chất xơ và chất chống oxy hóa.
2. Thêm nhiều chất tạo ngọt vào cà phê
Bạn không muốn uống cà phê đen nên thêm thật nhiều kem hay chất tạo ngọt để có hương vị ngọt ngào. Nhưng chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng, thói quen uống cà phê này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào lượng chất làm ngọt bạn thêm vào.
Chuyên gia dinh dưỡng Moskovitz cho biết: Thêm lượng đường vừa phải trong chế độ ăn uống của bạn sẽ không sao, nhưng thêm quá nhiều sẽ khiến lượng đường tích tụ lại theo thời gian, kéo theo nhiều hệ lụy. Cụ thể, khi bạn già đi, bạn có thể thấy lượng đường trong máu, tình trạng viêm nhiễm và nhiều bệnh khác tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiêu thụ lượng đường bổ sung cao hơn có liên quan đến tình trạng giảm cân không chủ ý và giảm hoạt động thể chất.
Tiêu thụ quá nhiều đường thường xuyên cũng có thể góp phần làm cho da lão hóa nhanh hơn. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, nó có thể hình thành AGEs - một chất gây tổn hại đến mức độ collagen, do đó góp phần làm giảm độ đàn hồi của datheo thời gian.
3. Uống cà phê thay nước
Uống đủ nước là điều cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống nhiều cà phê lại là một hiểm họa đối với sức khỏe.
Theo bà Moskovitz, sử dụng đồ uống chứa caffeine thay nước lọc dẫn tới việc cơ thể mất nước. Điều này tác động tiêu cực đến làn da, hệ tiêu hóa, mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng, mức năng lượng và xương khớp.
4. Uống cà phê bất kể ngày đêm
Thời điểm thích hợp nhất để uống cà phê là buổi sáng. Một số người uống cà phê vào ban đêm để tỉnh táo làm việc hoặc chỉ để thỏa mãn cơn thèm.
Bà Moskovitz nói: "Caffeine là chất kích thích, vì vậy, uống cà phê quá sát giờ đi ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Giấc ngủ kém có thể tàn phá khả năng phục hồi, hệ thống miễn dịch, tâm trạng, năng lượng, sự trao đổi chất và nhiều thứ khác".
Theo một nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles được công bố trên Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, chỉ một đêm ngủ không đủ giấc đã khiến tế bào lão hóa nhanh hơn. Điều này góp phần gây ra các bệnh liên quan đến tuổi tác.
5. Sử dụng đường hóa học
Mọi người tưởng sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo để thêm vào cà phê sẽ tốt hơn kem và sữa. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, chúng thậm chí còn có tác động nghiêm trọng hơn.
Bà Moskovitz cho biết đường hóa học không cung cấp bất kì chất dinh dưỡng nào. Những loại đường hóa học như sucralose và aspartame thậm chí gây hại đến nồng độ insulin, sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể. Chúng cũng khiến bạn thèm đồ ngọt hơn.
3 thời điểm vàng uống cà phê
9h30 -11h30 sáng
Thời gian tốt nhất để uống cà phê được cho là từ 9h30-11h30 sáng vì đây là thời điểm mức cortisol của mọi người thấp hơn. Cortisol là một loại hormone có thể tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Nó cũng điều chỉnh sự trao đổi chất, phản ứng của hệ thống miễn dịch và huyết áp.
Hormone này hoạt động theo một chu kỳ nhất định, nó đạt đỉnh sau khi thức dậy khoảng 30-45 phút và giảm dần trong ngày.
Mặc dù, caffeine có thể làm tăng cortisol, nhưng những tác động sức khỏe lâu dài của điều này vẫn chưa được biết nên vẫn cần tìm hiểu kỹ hơn.
Uống trước khi tập thể dục 30-60 phút
Cà phê được biết đến với khả năng thúc đẩy sự tỉnh táo nhưng ít người biết rằng loại đồ uống này cũng là một chất tăng cường hiệu quả tập thể dục vì hàm lượng caffeine của nó.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng caffeine có thể trì hoãn sự mệt mỏi khi tập thể dục và cải thiện sức mạnh tổng thể và sức mạnh cơ bắp.
Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hóa hiệu quả của cà phê đối với hiệu suất tập thể dục, tốt nhất nên uống trước khi tập thể thao khoảng 30-60 phút. Đây là thời gian cần có để lượng caffeine lên đến đỉnh điểm trong cơ thể bạn.
Liều caffeine hiệu quả để cải thiện hiệu suất tập thể dục là 3-6mg mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, với một người nặng cỡ 68 kg, con số này tương đương với khoảng 475-950 ml (2-4 cốc cà phê).
1-3 giờ chiều
Sau 1 giờ chiều, mức cortisol của bạn bắt đầu giảm. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khoảng thời gian từ sau 1 giờ, hãy thưởng thức một tách cà phê.
Lưu ý, không nên uống cà phê sau 3 giờ chiều vì uống muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ buổi tối. Để tránh tác dụng gây rối của caffeine đối với giấc ngủ, bạn nên tránh tiêu thụ caffeine trong tối thiểu 6 giờ trước khi đi ngủ
Lưu ý khi uống cà phê
- Không nên uống cà phê cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể.
- Chỉ nên uống cà phê cách bữa ăn 1 giờ. Điều này đúng nhất là khi bạn uống cà phê chứa đường và sữa.
- Ngoài ra, không nên uống cà phê vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Bạn có thể có cảm giác bồn chồn và khó ngủ.
- Người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ tới 400 mg caffeine mỗi ngày, trong khi phụ nữ mang thai và cho con bú có thể tiêu thụ an toàn tới 300 mg mỗi ngày, với một số nghiên cứu cho thấy 200 mg là giới hạn an toàn.
PN (Nguoiduatin.vn)