Tiếp đãi bố mẹ chồng lên chơi bằng mâm cơm 11 món nhưng vẫn bị chê bai, nàng dâu 'chơi lớn' khiến dân tình ủng hộ rào rào

03/10/2020 15:15:42

"Lúc dọn cơm lên ăn được 15 phút chồng em mới về. Bố chồng lắc đầu thở dài: 'Sống như thế này mà cứ thích lao đầu lên thành phố'...", nàng dâu than thở.

Những câu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống lại chính là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ hôn nhân. Chính vì vậy, các bà vợ không biết giải tỏa khúc mắc với ai đành chọn cách tâm sự trên mạng xã hội.

Mới đây, trên 1 nhóm kín cô vợ đã chia sẻ câu chuyện của mình. Chuyện như sau: "Em ức quá, nhiều người khoe đi làm dâu được mẹ chồng, nhà chồng cưng chiều mà em tủi thân. Em chẳng hiểu sao mấy năm làm dâu em đã tận tụy, chăm sóc nhà chồng như thế mà họ vẫn có cái nhìn gay gắt với em.

Có lần em gặng hỏi chồng tại sao lúc đầu mới cưới bố mẹ nhẹ nhàng với em thế mà giờ thái độ khác hẳn. Sau nhiều lần trốn tránh thì em mới biết lý do là vì em khuyên chồng lên thành phố làm việc rồi chuyển hẳn lên đây sống nên ông bà có cảm giác như mất con trai. Hàng xóm còn kể với em là bố chồng bảo tất cả do em, em lôi kéo chồng, điều khiển chồng để nhà cao cửa rộng ông bà xây lên không ở. Em cũng không dám ý kiến gì mà chỉ biết dùng hết tấm lòng mình đối đãi, có suy nghĩ như ông bà cũng là điều dễ hiểu thôi.

Tiếp đãi bố mẹ chồng lên chơi bằng mâm cơm 11 món nhưng vẫn bị chê bai, nàng dâu 'chơi lớn' khiến dân tình ủng hộ rào rào
Ảnh minh họa

Mới tuần trước bố mẹ chồng em lên chơi, có thêm 2 cô em chồng nữa. Hôm ấy là thứ 2, ông bà ở nhà làm ruộng vườn nên không chú trọng ngày tháng như con cái. Đúng lúc vợ chồng em đều bận, con thì phải thuê giúp việc theo giờ đón về sớm rồi tắm rửa.

Em tính toán hết rồi, bố chồng thích ăn món xào nên nấu cũng nhanh, còn thì em mua đồ ăn sẵn. Vậy mà em vừa hớt hải xong xuôi mẹ chồng đã trách đi làm kiểu gì con cũng không đón được, cơm nước phải mua đồ ăn sẵn. Em trình bày lý do thế nào ông bà cũng không thông cảm. 2 cô em chồng lên chơi là vào phòng cháu nằm khểnh xem phim, chẳng đỡ đần chị dâu việc gì.

Lúc dọn cơm lên ăn được 15 phút chồng em mới về. Bố chồng lắc đầu thở dài: 'Sống như thế này mà cứ thích lao đầu lên thành phố'. Chồng em có giải thích là bọn em tuổi trẻ, cần phấn đấu cho sự nghiệp. Thực chất cũng chỉ thứ 2 mới bận thế còn các ngày khác không đến nỗi. Với lại ở nhà ông bà ăn cơm 5h chiều nó quen rồi, đây 8h bọn em ăn cơm là bình thường, con cái cũng cho ăn trước rồi.

Bố chồng em có tật đã ngồi bàn cơm tối là sẽ kèm 1 chai rượu, uống không nhiều mà ngồi kề cà đến tối muộn. Ăn xong thì đã quá 9h, em đang dạy con học mà bát đĩa ngổn ngang chẳng ai phụ dọn cùng. Mệt rã rời em nhờ 2 cô em giúp mà 1 trong 2 đứa nó trả lời: 'Chẳng mấy khi em lên chơi mà chị còn bắt em rửa bát à'.

Em tức quá ném hết bát đĩa vào bồn, thật sự hôm nay là 1 ngày quá mệt mỏi của em rồi. Em quyết định sáng mai dậy sớm để rửa. Lúc mẹ chồng thắc mắc em cũng chẳng ngại đáp luôn: 'Sáng con phải dậy từ 4h để làm báo cáo, cả ngày nhiều việc con mệt lắm rồi, không ngủ luôn mai con ốm mất bố con nó lại không xoay sở được'.

Tiếp đãi bố mẹ chồng lên chơi bằng mâm cơm 11 món nhưng vẫn bị chê bai, nàng dâu 'chơi lớn' khiến dân tình ủng hộ rào rào - 1
Ảnh minh họa

Em đã nói bao lần có lên chơi thì báo em trước và lên vào ngày nghỉ để bọn em được đưa ông bà đi chơi. Đây bố mẹ chồng em cứ thích là lên, như kiểu kiểm tra thì đúng hơn và sáng hôm sau lại đùng đùng đi về để có cái trách móc, kể lể. Giờ em chẳng cần quan tâm nữa, đời em em sống, em giữ đúng trách nhiệm là được, có cố mà cũng được quý hơn đâu".

Rất nhiều người vào hưởng ứng với cách "quý trọng bản thân" của cô vợ. Vẫn có 1 vài anh đàn ông trách cô vợ trên cư xử chưa khéo nhưng suy cho cùng, phụ nữ không phải là những cỗ máy có thể chạy hết công suất. Chỉ là những việc nhỏ mà người thân trong gia đình còn làm khó nhau. Phụ nữ đúng là có muôn ngàn cái khổ, vừa phải đảm đam nhà cửa, cơm nước, con cái, chu toàn việc gia đình, đối nội đối ngoại lại vừa phải làm ra tiền để không mang tiếng ăn bám vợ.

Vậy nên, cư xử thế nào mới đúng chắc chỉ người trong cuộc mới biết được. Phụ nữ cần biết yêu quý bản thân mình thay vì sống để làm hài lòng người khác.

Theo LL (Pháp Luật & Bạn Đọc)