Một người bị chẩn đoán có huyết áp cao khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Thủ phạm chính xác của cao huyết áp chính là natri, một khoáng chất tồn tại không chỉ trong muối ăn mà còn nhiều thực phẩm khác. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị mỗi người chỉ dùng 5 g natri mỗi ngày.
Ngoài muối ăn, natri còn có trong dưa chua, thịt chế biến, đồ ăn nhẹ, các sản phẩm từ đậu nành, rau, trái cây.
Bởi vậy, dù nêm ít muối vào các món hàng ngày, bạn vẫn có nguy cơ nạp vào cơ thể nhiều natri hơn mức cần thiết. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp ngày càng tăng.
Các món ăn giàu natri
- Đồ muối chua
- Đồ ăn nhẹ: 100g bánh quy giòn chứa 1.715 mg natri
- Phô mai: 100g phô mai chứa khoảng 1.700 mg natri
- Cua biển: Một chiếc càng cua hoàng đế chứa 1.436 mg natri
- Bột nở: Một thìa cà phê bột nở chứa 530 mg natri
- Xúc xích, thịt xông khói: 20g thịt chứa 443 mg natri
- Sốt salad, nước tương: Hàm lượng natri trong một thìa nước tương là 335 mg
Các món khác không nên ăn
Ngoài đồ ăn chứa nhiều natri, bạn cũng nên tránh ăn các món sau để huyết áp không tăng cao:
- Chứa nhiều cholesterol: Nội tạng động vật, thịt mỡ… Bạn sẽ có nguy cơ béo phì, tăng hàm lượng axit béo no trong cơ thể khiến huyết áp tăng.
- Gây kích thích: Gia vị cay như ớt, cà ri và mù tạc, hành lá, rượu, cà phê, trà đặc, đồ uống có ga.
- Nhiều calorie: Đặc biệt là đường dễ gây tăng lipid máu.
Cách để giảm huyết áp
Đối với hầu hết bệnh nhân huyết áp cao, ngoài việc dùng thuốc đúng giờ, cần kết hợp các phương pháp điều trị sau đây:
- Giảm cân: Đối với bệnh nhân béo phì, huyết áp có thể giảm 10 - 20 mmHg cho mỗi lần giảm 5 kg.
- Tập thể dục nhiều hơn: Nếu bạn tập thể dục và đi bộ hơn nửa giờ, huyết áp của bạn có thể giảm 10 mmHg.
- Tâm trạng tốt: Vui vẻ, không lo lắng hay nóng giận, huyết áp có thể giảm 5-10 mmHg.
- Không hút thuốc: Sau khi hút một điếu thuốc, nhịp tim sẽ tăng 5-20 lần mỗi phút, huyết áp tâm thu tăng thêm 10-25 mmHg. Nếu bạn hút 2 điếu thuốc thì 10 phút sau do adrenaline và norepinephrine tăng nên tim đập nhanh hơn, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều tăng.
- Không thức khuya: Nếu bạn không ngủ ngon vào ban đêm dễ dẫn đến tình trạng huyết áp thay đổi bất thường. Bạn không thể phục hồi sức khỏe bằng cách ngủ bù vào ngày hôm sau.
- Tránh stress: Khi bạn có áp lực công việc và tinh thần căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra catecholamine. Chất hóa học này giúp cơ thể thích nghi với stresss nhưng có thể gây co mạch, huyết áp tăng.
Theo An Yên (VietNamNet)