Bài viết này của chuyên gia Hàn Lê Quân, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, chuyên khoa Chất lượng và An toàn Thực phẩm.
Người phản biện bài viết này: Giáo sư Tiến sĩ Lưu Thiếu Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, Sau Tiến sỹ tại Đại học Bang Kansas, Hoa Kỳ.
Trà xanh là loại đồ uống lâu đời nhất thế giới
Theo các nghiên cứu, các polyphenol trong trà xanh tương tác với các enzyme tiêu hóa do ruột của chuột tiết ra, ở một mức độ nhất định sẽ ức chế sự phân hủy carbohydrate, chất béo và protein trong thức ăn.
Cơ chế cụ thể của vấn đề này vẫn cần được các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá thêm, nhưng việc uống trà xanh có nhiều lợi ích là vấn đề đáng được chúng ta quan tâm hơn nữa.
Trà xanh là loại trà xuất hiện sớm nhất trong lịch sử. Con người cổ đại thu hái búp và lá chè hoang dã rồi phơi khô để sử dụng hàng ngày, đây có thể coi là bước khởi đầu của quá trình chế biến chè xanh, có lịch sử ít nhất 3.000 năm.
Chè xanh là một loại chè được chọn từ những chồi mới của cây chè làm nguyên liệu, và được thực hiện thông qua các quy trình điển hình như vò, cán và sấy khô. Màu sắc và độ bóng của chè khô sau khi pha xong thường có màu xanh nên mới có tên gọi như vậy.
Đặc điểm của trà xanh là giữ được nhiều hơn các chất tự nhiên trong lá tươi.
Thành phần dinh dưỡng của trà xanh
Trà xanh là loại trà được làm không qua quá trình lên men nên giữ được nhiều chất tự nhiên của lá tươi. Nghiên cứu cho thấy có hơn 500 chất hóa học đã được phân tách và xác định, trong đó thành phần hữu cơ chính là polyphenol trong trà, cafein, protein, đường và một lượng nhỏ axit amin, chất thơm, nhiều vitamin và axit hữu cơ.
Trong số các thành phần vô cơ, phốt pho và kali được đánh giá là phong phú nhất, tiếp theo là canxi, magiê, sắt, mangan, nhôm và lưu huỳnh; nó cũng chứa các thành phần vi lượng như kẽm, đồng, flo và nhôm.
Các thành phần hoạt động chính là polyphenol, polysaccharides, theanine, chất diệp lục, caffein, vitamin, v.v.
Lợi ích sức khỏe của trà xanh
1. Làm sảng khoái tinh thần, nâng cao thị lực, chống viêm và lợi tiểu
Uống trà có thể cải thiện thị lực của bạn.
Uống trà lâu dài có thể ngăn ngừa bệnh khô mắt và quáng gà.
Uống trà có thể làm sảng khoái tinh thần, khiến người ta suy nghĩ thuận lợi hơn và ít buồn ngủ hơn.
Trà có chứa 2-5% caffeine, có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, làm hưng phấn não bộ, tư duy tích cực và tràn đầy năng lượng.
Tác dụng lợi tiểu của chất caffeine trong trà cũng rất rõ ràng, có thể tăng tốc độ chuyển hóa nước. Tuy nhiên, đối với những người bị suy nhược thần kinh, tốt nhất không nên uống trà vào buổi chiều hoặc buổi tối, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Loại bỏ mỡ thừa, giảm béo và giảm cân
Trà xanh có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi và hấp thụ lipid và giảm mỡ máu. Các thành phần alkaloid như adenin trong trà có thể tạo thành nucleotit với đường pentoza, axit photphoric và các chất khác.
Các hợp chất nucleotit đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, có thể phân hủy các hợp chất chứa flo và chuyển chúng thành các chất hòa tan, hấp thụ các chất mỡ dư thừa, từ đó mang lại tác dụng tiêu mỡ toàn thân.
3. Thanh nhiệt giải độc, điều hòa thể lực.
Lá trà xanh chứa 20% -30% polyphenol, có tính axit nhẹ và có thể kết hợp với etanol để tạo ra các hợp chất trung tính, làm yếu tác dụng phụ của rượu.
Caffeine trong trà có tác dụng lợi tiểu mạnh và nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể bằng quá trình chuyển hóa nước.
Trà cũng có thể tạo ra phản ứng hóa học với nhiều loại kim loại và kiềm thực vật để tạo thành muối. Khi bị ngộ độc kim loại hoặc nhiễm kiềm thực vật, uống nhiều trà có thể làm giảm độc tố và tác dụng phụ trên cơ thể.
4. Dưỡng da làm đẹp, trì hoãn lão hóa
Sự lão hóa của cơ thể con người là do quá trình peroxy hóa các axit béo không no trong các tế bào của cơ thể. Việc tăng cường quá trình peroxy hóa lipid chắc chắn sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của lão hóa và bệnh tật.
Trong khi đó, các polyphenol và vitamin E trong trà là chất chống oxy hóa tự nhiên và có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ. Vì vậy, uống trà lâu dài không chỉ có thể trì hoãn sự lão hóa của cơ thể, mà còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, dưỡng da, giúp con người duy trì được sức sống dẻo dai.
Cách đánh giá chất lượng trà thông qua hương thơm
Tiêu chí để đánh giá chất lượng trà xanh chủ yếu dựa vào việc quan sát mùi thơm của trà khô, trà sau khi pha và hương thơm đáy sau khi uống. Đây là đặc trưng để phản ánh chất lượng của trà xanh ở một mức độ nhất định.
Thành phần các chất tạo cho chè xanh có mùi thơm sau khi pha thường có hàm lượng thấp nhưng phong phú về chủng loại. Trong nghiên cứu về trà, các thành phần hương thơm bao gồm hydrocacbon, rượu, xeton, este, andehit, phenol và các thành phần hương thơm khác.
Sự bay hơi của từng chất này theo từng thời điểm khác nhau làm cho nước trà xanh có mùi thơm tinh tế, cảm giác mùi hương dịu dễ chịu.
Cách đánh giá chất lượng trà xanh thông qua màu sắc
Màu trà xanh dùng để chỉ 3 bộ phận của trà gồm trà khô, nước trà và bã trà. Các thành phần chính ảnh hưởng đến sự hình thành màu sắc của trà xanh là chất diệp lục hòa tan trong chất béo, lutein, carotene, anthocyanins hòa tan trong nước, anthocyanins và polyphenol trong trà. Chất diệp lục và carotene trong trà xanh cao hơn các loại trà khác.
Các chất tạo màu xanh tan trong chất béo đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành màu của chè xanh khô và bã chè, còn các chất tạo màu tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến màu của nước chè. Sự quyết định chính của màu nước chè sẽ trở nên xanh vàng là do chất flavanones.
Phương pháp đánh giá chất lượng chè xanh
Việc đánh giá chất lượng trà xanh hiện nay chủ yếu thông qua đánh giá cảm quan về hình thức bên ngoài, màu nước trà sau khi pha, mùi thơm, mùi vị, bã chè.
Theo tiêu chuẩn đánh giá cảm quan trong phương pháp đánh giá cảm quan chè số GB / T 23776-2009 do Cục quản lý tiêu chuẩn hóa quốc gia Trung Quốc ban hành, bao gồm phương pháp đánh giá ngoại quan (hình dáng, độ mềm, màu sắc, độ nguyên vẹn (nguyên lá hay dập nát vỡ vụn, độ sạch).
Phương pháp chuẩn bị pha chè (lượng nước thích hợp để pha, thời gian ngâm) và xem xét thứ tự (mùi thơm khi trà còn nóng, màu nước trà, mùi thơm khi trà ấm, mùi vị, mùi thơm khi trà nguội, bã trà).
Phương pháp xem xét chất lượng bên trong (màu nước trà sau khi pha, mùi thơm, vị của trà, bã trà), từ đó đưa ra đánh giá kết quả và nhận định.
Theo Vân Hồng (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)