Quy tắc 3 không khi tắm
1. Không tắm quá lâu
Tắm là một thói quen rất tốt cho cơ thể nhưng rất nhiều người lạm dụng nó. Một số người có thói quen ngâm bồn hoặc tắm rất lâu trong nhà tắm đặc biệt là nữ giới. Bạn nên biết rằng phòng tắm là một nơi khá kín nếu ở trong đó quá lâu ngâm nước nóng sẽ rất khó chịu nhiều khi có thể gây nên ngạt thở. Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng khi bạn tắm quá lâu trong nước ấm vào mùa lạnh cơ thể sẽ khó chống chịu được với các phân tử nước đặc biệt là nước nóng. Khi tắm quá lâu bạn có thể bị dị ứng da ửng đỏ hoặc có thể dẫn đến đột tử hơn thế nữa da bạn có thể sẽ bị khô thiếu nước.
Vậy nên vào mùa đông bạn không nên tắm quá lâu chỉ nên tắm khoảng 20-30 phút bằng nước ấm.
2. Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh
Một số người trong chúng ta khi đi tắm thường rất lười không bao giờ kiểm tra nước nóng hay nước lạnh mà đi tắm luôn không cần bận tâm đến. Nhưng chúng ta nên biết rằng việc này vô cùng nguy hiểm
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng việc tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Các cơ quan lưu truyền máu bị ảnh hưởng. Khiến máu khó lưu thông về lâu dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra việc tắm bằng nước nóng khiến cho vùng da dễ mẫn cảm sẽ nổi ửng đỏ khô rát mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Nhiều người nghĩ rằng tắm bằng nước lạnh sẽ khiến cho da đẹp hơn, tăng cường miễn dịch nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Khi bạn tắm bằng nước quá lạnh phổi của bạn sẽ bị nhiễm lạnh gây nên trúng gió hay cảm.
Vậy nên lời khuyên dành cho bạn chính là nên tắm bằng nước ấm với lượng vừa phải khi gần tắm xong bạn có thể xả một ít nước lạnh vào người một lúc để giúp cơ thể thích nghi được với điều kiện thời tiết thay đổi.
3. Không tắm vào ban đêm
Mỗi người chúng ta có thể do công việc mệt mỏi, hay về nhà lúc đêm khuya tối muộn do đó chúng ta đều chọn cách tắm vào ban đêm.Một số người thường có suy nghĩ rằng tắm lúc nào cũng như nhau thôi làm sao mà bị bệnh được không cần phải lo. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc tắm vào đêm khuya sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Thứ nhất tắm muộn có thể dẫn đến việc bị cảm cúm hay trúng gió, hơn thế nữa khi tắm bằng nước lạnh có thể khiến cho máu không lưu thông gây tắt mạch máu gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt. Thứ hai khi tắm vào tối muộn sẽ gây nhiễm lạnh phổi đối với người già có thể bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Về lâu dài ta có thể gây nên các bệnh về tim mạch hoặc phổi. Và cuối cùng khi bạn tắm vào buổi đêm tuổi thọ sẽ giảm sút một cách rõ rệt nếu tắm nhiều lần có thể dẫn đến đột tử.
Vậy nên nếu được bạn nên tránh tắm vào đêm khuya nên tắm trước 9h bằng nước ấm giúp máu lưu thông hiệu quả hơn. Khi tắm xong nhiều người có thói quen đi ngủ luôn là không được cần tránh ngay. Tắm xong bạn nên ngồi một lúc lau khô tóc một lúc rồi đi ngủ.
Quy tắc 3 không khi gội đầu
1. Không nên gội đầu mỗi ngày
Để cơ thể thư giãn hơn sau một ngày làm việc, phụ nữ thường có thói quen gội đầu mỗi ngày. Tuy nhiên, Đông y đánh giá cơ thể con người phải chịu ảnh hưởng rất lớn vào thời tiết, gội đầu quá nhiều làm tăng nguy cơ cảm lạnh, trúng gió, nguy hiểm hơn khi bạn gội đầu bằng nước lạnh hoặc gội ở nơi có gió lùa.
Khoa học cũng chứng minh, gội đầu quá nhiều có thể gây hư tổn nghiêm trọng đến da đầu và tóc, khiến tóc dễ gãy rụng hơn. Chưa kể hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc còn chứa hương liệu, chất tạo bọt... lạm dụng chắc chắn sẽ hại sức khỏe.
Giải pháp: Các chuyên gia da liễu khuyên rằng bạn nên gội đầu 2 ngày/lần. Thời gian gội đầu chỉ nên kéo dài 10-15 phút là đủ.
2. Gội đầu bằng nước lạnh
Y học cổ truyền cho rằng khu vực đầu chính là “nơi hội của dương” và “chỗ ở của thần minh”, chính vì vậy phần đầu có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể, tất cả các cơ quan khác đều có trách nhiệm nuôi dưỡng nó.
Vì lời khuyến cáo gội đầu bằng nước quá nóng sẽ gây khô da đầu, gây xơ rối, gãy rụng tóc nên không ít chị em cố gắng chịu đựng để gội đầu bằng nước lạnh trong mùa đông. Gội đầu bằng nước lạnh chưa biết có tốt cho mái tóc hay không nhưng rõ ràng nước lạnh có thể làm các mạch máu ở da đầu co lại đột ngột, khiến bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ngay lập tức, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể.
Giải pháp: Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đánh giá nhiệt độ nước gội đầu trong mùa đông không nên quá nóng hoặc quá lạnh, nên ở trong khoảng 40-45 độ C. Nước ấm sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông và các lớp biểu bì, loại bỏ bụi bẩn trên da đầu hiệu quả nhất.
3. Gội đầu thời điểm ngay trước khi đi ngủ
Theo đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình): Chúng ta không nên tắm gội sau 22h đêm vì nước lạnh có thể khiến máu khó lưu thông, từ đó gây đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau nhức toàn thân, đau đầu kinh niên.
Theo các chuyên gia, gội đầu vào ban đêm vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Vùng đầu vốn là nơi dễ cảm lạnh, khiến các dây thần kinh co lại gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có thể dẫn đến liệt mặt, méo miệng, gây tai biến, đột quỵ và thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt những người có tiền sử bị bệnh huyết áp cao, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp, người cao tuổi càng cần cẩn thận.
Giải pháp: Mùa đông nên tránh gội đầu ban đêm. Nếu không thể thu xếp thời gian thì nên gội trước 20h tối, sau khi gội nên lau khô tóc, sấy tóc sát da đầu. Không được để tóc ướt đi ngủ để tránh đau đầu, cảm lạnh.
Quy tắc 3 không khi ngâm chân
1. Không ngâm chân ở nhiệt độ nước quá nóng
Ngâm bàn chân vào nước nóng có thể giúp tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, đau nhức chân, nâng cao sức khỏe và phòng tránh được nhiều bệnh tật trong mùa đông. Tuy nhiên khi ngâm chân cần chú ý đến nhiệt độ nước, nhiều người thích ngâm chân trong nước thật nóng nhưng điều này sẽ làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt. Khuyên bạn nên sử dụng nước ấm 40-45 độ để ngâm chân.
Sau khi ngâm được khoảng 5 đến 10 phút cho chân mềm và ấm, có thể massage chân để kích thích các huyệt đạo. Trong lúc ngâm nếu nước bị nguội đi, có thể nhờ người nhà đổi chậu nước ngâm khác có nhiệt độ vừa phải hoặc chuẩn bị một chậu nước khác. Sau đó lau khô chân, thoa kem dưỡng ẩm và đi tất, giữ ấm chân trong mùa đông.
2. Thời gian ngâm chân không được quá lâu
Mỗi lần ngâm, không quá 30 phút bởi khi ngâm chân, cơ thể sẽ tăng tuần hoàn máu, nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường. Ngâm chân quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của chân, nhất là đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, lâu ngày có thể sinh bệnh.
Độ cao của nước khi ngâm chân là dưới đầu gối. Nên ngâm trên mắt cá chân khoảng 8cm là được, không ngâm đến bắp chân. Bạn nên ngâm chân sau bữa tối 1-2 giờ, trước khi đi ngủ là tốt nhất.
3. Trẻ em dưới 3 tuổi không nên ngâm chân
Vì vòm bàn chân bắt đầu hình thành từ khi còn nhỏ, nếu trẻ thường xuyên ngâm mình trong nước nóng, các dây chằng ở lòng bàn chân sẽ lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì vòm bàn chân, dễ dẫn đến bàn chân bị bẹt.
Bác sĩ Wang Yangui nhắc nhở rằng, cần chú ý một số chi tiết khi ngâm chân. Chẳng hạn như dùng xô gỗ có đáy sâu và rộng hơn để kê chân thoải mái, hoặc dùng dụng cụ ngâm chân massage hoàn toàn tự động, nên ngâm chân từ 9 đến 10 giờ tối là thời điểm lý tưởng nhất trước khi đi ngủ. Nhiệt độ nên duy trì 38-42 độ C, nước ngâm nên đổ ngập cổ chân, thời gian ngâm không quá lâu, 20 phút thích hợp, có thể kết hợp thêm xoa bóp hoặc chà xát bàn chân khi ngâm.
PN (Nguoiduatin.vn)