Nguyên nhân phát sinh đột quỵ?
Hiện nay, đột quỵ đang trở thành mối nguy họa nguy hiểm đến tính mạng của con người. Đột quỵ xuất hiện khi máu bị ngưng trệ không được đưa lên não hoặc do tình trạng vỡ mạch máu não. Đặc biệt, nếu người bệnh xuất hiện đột quỵ, không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời sẽ gây phát sinh hôn mê, méo miệng, liệt,… thậm chí tử vong. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên đột quỵ mà người ta phân cho đột quỵ thành nhiều loại khác nhau. Đột quỵ xuất phát từ các cục máu đông làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, gọi là đột quỵ do thiếu máu. Đột quỵ xuất hiện do mạch máu bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt xuất huyết tại não, gọi là đột quỵ do xuất huyết.
Tuy nhiên, bạn cần biết những dấu hiệu của bệnh đột quỵ để kịp thời đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể. Bởi dấu hiệu của bệnh đột quỵ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ngủi, (khoảng 60 phút) nếu bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời, bệnh tình sẽ chuyển biến xấu, thậm chí tử vong.
Những triệu chứng dễ nhận biết của tình trạng đột quỵ não
- Cơ thể bỗng cảm thấy mệt, không còn sức lực để làm bất cứ việc gì.
- Mặt bỗng tê cứng, một nửa mặt bị méo mó, không thể nói chuyện được.
- Bỗng cảm thấy hoa mắt, người nghiêng ngả, không thể di chuyển như bình thường.
- Mắt không thể nhìn thấy rõ ràng, đầu bỗng đau dữ dội.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, số lượng người trẻ tử vong vì đột quỵ đang gia tăng. Phần lớn là do thái độ chủ quan của người trẻ trước những dấu hiệu của bệnh. Cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người già chứ bản thân khỏe mạnh, cường tráng không thể mắc. Tuy nhiên, thực tế những thói quen xấu hằng ngày của bạn đang đưa bạn gần tới bờ vực của sự sống đấy.
Những thói quen khiến người trẻ dễ mắc đột quỵ
Thức khuya thường xuyên
Nhiều người có thói quen thức khuya mỗi ngày, đặc biệt là đối với những người đang làm trong ngành công nghệ thông tin, bác sĩ, nhà thiết kế, nhà biên kịch... và những ngành nghề khác yêu cầu phải thức khuya. Thói quen thức khuya sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, thường xuyên thiếu ngủ thì càng làm tăng khả năng đột tử.
Thường xuyên stress, căng thẳng cuộc sống
Stress, căng thẳng áp lực cuộc sống là vấn đề đang đe dọa cuộc sống của người trẻ. Nếu bạn không thể học cách kiểm soát tốt căng thẳng và để chúng đè bẹp, bạn sẽ mắc chứng trầm cảm, tim mạch hay đột quỵ. Nhiều nghiên cứu khoa học trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) đã khuyến cáo rằng những cá nhân làm việc liên tục trên 55 giờ/tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người còn lại.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn đồ ăn quá mặn: làm tăng huyết áp dễ gây ra chảy máu não do động mạch bị phình và vỡ ra. Chúng ta không cần thiết phải cắt bỏ hoàn toàn loại gia vị này trong thức ăn nhưng hãy tập thói quen thưởng thức các món ăn nhạt hơn, sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Ăn đồ ăn nhiều đường: Các chuyên gia cảnh báo rằng thực phẩm nhiều đường có mặt trong những loại đồ ăn và thức uống công nghiệp chế biến sẵn. Nó có thể khiến bạn dễ tử vong vì bệnh tim và đột quỵ.
Ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể tạo ra các mảng bám chất béo gọi là các mảng xơ vữa động mạch. Nếu một phần của mảng bám này rơi ra chúng sẽ có thể làm tắc nghẽn các mạch máu và gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tập thể dục quá sức
Tập thể dục có thể nâng cao thể lực của con người và giúp chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, tập luyện sai cách với cường độ quá mạnh sẽ khiến cơ thể chúng ta ngày càng xấu đi. Nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi, ốm sốt thì việc tập luyện sẽ là một gánh nặng lớn cho cơ thể. Thậm chí là gây hại cho tim và tăng nguy cơ đột quỵ.
Đi tắm dù cảm thấy chóng mặt, tầm nhìn giảm
Tắm gội làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được thả lỏng nhưng nếu bạn đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm thì chẳng khác nào "liều mạng". Bởi chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn các mạch máu trên não. Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.
Ngoài chóng mặt, tầm nhìn giảm, đột quỵ thường đi liền với dấu hiệu yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại... Khi có các dấu hiệu này, bạn cần lập tức nhờ cậy sự giúp đỡ của người thân.
Ngủ khi tóc còn ướt
Vì bận rộn hay do thói quen sống, nhiều người giữ thói quen tắm khuya rồi để tóc ướt, tóc ẩm đi ngủ. Để tóc ướt đi ngủ không chỉ gây xơ rối tóc, kích ứng da đầu mà còn có thể sinh nấm đầu, đau đầu, cảm lạnh. Thậm chí gội đầu muộn rồi để tóc ướt đi ngủ mùa đông còn tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo các chuyên gia, dù vào mùa nóng hay lạnh cũng nên tránh gội đầu vào ban đêm. Gội đầu xong cần lau khô tóc, sấy tóc sát da đầu, tuyệt đối không đi ngủ khi tóc còn ướt.
PN (Nguoiduatin.vn)