2 loại virus mới xuất hiện từ họ coronavirus có thể lây nhiễm sang người
Đây không phải là một chủng đột biến của virus Covid-19 hiện tại, mà là hai con coronavirus mới, được đánh giá là có thể lây nhiễm trên người.
Trong khi cả thế giới đang tập trung vào việc đối phó với COVID-19, thì họ anh em họ nhà coronavirus vẫn tiếp tục bận rộn. Gần đây, cả hai tạp chí Science (Khoa học) và Nature (Tự nhiên) đã đưa ra những cảnh báo mới - ngoài COVID-19, hai loại virus mới xuất hiện từ họ coronavirus này có thể lây nhiễm sang người.
Có rất nhiều loại virus thuộc nhóm coronavirus trong tự nhiên, trước đây, chỉ có 7 loại coronavirus được xác nhận là có thể lây nhiễm sang người, bao gồm SARS, MERS và COVID-19…
Gần đây, hai loài này đã được phát hiện cùng một lúc, điều này đã gây sự chú ý đáng kể.
Loại đầu tiên được tìm thấy ở trẻ em bị viêm phổi ở Malaysia, và loại thứ hai được phân lập từ mẫu bệnh phẩm của trẻ em bị sốt cấp tính không rõ nguyên nhân ở Haiti.
Hiện tại, Covid-19 được chia thành bốn loại: Alphacoronavirus, Betacoronavirus, Deltacoronavirus và Gammacoronavirus.
Loại mới được tìm thấy ở Malaysia thuộc loại 1. Alpha coronavirus. Còn loại virus thứ 2 được phân lập từ mẫu bệnh phẩm của trẻ em ở Haiti, thuộc loại Delta - vốn trước đây được cho là chỉ lây nhiễm cho các loài chim, nay đã lây nhiễm trên người.
Hiện tại, SARS-CoV-1, SARS-CoV-2 và MERS-CoV là 3 loại virus nổi tiếng nhất đối với con người, chúng thuộc loại Beta.
Coronavirus ở Malaysia là "quái vật" 4 trong 1
Trong đó, báo cáo cho biết, có 8 bệnh nhân nhỏ hơn 5 tuổi, 4 trong số đó là trẻ sơ sinh. Vốn dĩ những em bé này sống trong những ngôi nhà dài kiểu tổ hợp (người và động vật sống gần gũi) ở vùng nông thôn Sarawak, Malaysia.
Các nhà nghiên cứu đánh giá rằng cuộc sống hỗn hợp giữa người và động vật ở các vùng nông thôn địa phương có thể khiến loại coronavirus này từ động vật lây nhiễm sang người.
Nhưng con đường lây nhiễm chính xác vẫn chưa rõ ràng, vì coronavirus này là loài Chimera 4 trong 1, kết hợp 3 loại virus có nguồn gốc động vật từ chó, mèo và lợn, và xuất phát từ bốn loại virus khác nhau.
Đây cũng là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu virus khác, vì trong những trường hợp bình thường, chimera thường không có khả năng lây nhiễm sang người do các vấn đề về cấu trúc của chính chúng, trong khi loài chimera mới phát hiện này lại có khả năng lây nhiễm sang người.
Chuyên gia Benjamin Neuman, một nhà virus học tại Đại học Texas A&M, tin rằng coronavirus chimera này là một "quái vật", và chỉ ra rằng nó không bao giờ được hình thành trong một sớm một chiều.
Sự hình thành một "quái vật" như vậy là sự xuất hiện lặp đi lặp lại của coronavirus ở những nơi mà chúng ta không thể nhìn thấy, nó được tạo ra bởi sự tích hợp lẫn nhau trong thời gian dài, và chúng ta chỉ phát hiện ra nó một cách "bất chợt" khi chúng ta vô tình quan sát nó.
Trên thực tế, các bệnh viện địa phương về bệnh viêm phổi không phát hiện cụ thể coronavirus có nguồn gốc từ động vật, vì vậy những bệnh nhân này không được phát hiện bị nhiễm loại coronavirus mới cho đến khi các nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu khoa học.
Tác giả của bài báo cũng chỉ ra rằng khả năng lây nhiễm sang người không phải sản sinh ra trong một thời gian ngắn mà là sự thay đổi năng động lâu dài của coronavirus, chúng liên tục kết hợp và đột biến, và dần dần tiến hóa. Hy vọng rằng thế giới có thể tăng cường giám sát sự biến động của coronavirus.
Loại virus này được đặt tên là CCoV-HuPn-2018 trong bài báo (bệnh nhân nhập viện năm 2017-2018), cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người và những đứa trẻ bị viêm phổi cuối cùng đã khỏi bệnh.
Tờ Science chỉ ra rằng, virus Alpha không có độc lực cao nên rất dễ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn hiếm khi phải nhập viện vì nhiễm virus Alpha.
Tuy nhiên, vẫn có các nhà virus học nhắc nhở rằng do coronavirus có thể tiếp tục đột biến trong vật chủ nên cần cảnh giác với nguy cơ loài chimera mới phát hiện này tiến hóa và lây lan từ người sang người.
Coronavirus ở Haiti rất khó theo dõi và xét nghiệm
Một loại coronavirus khác mới được phát hiện lây nhiễm sang người cũng được phân lập từ bệnh phẩm ở các bệnh nhi.
Nhưng các nhà nghiên cứu không chắc chắn rằng nó chủ yếu lây nhiễm cho trẻ em. Vì loại coronavirus này thuộc phân loại Delta, nên từ lâu người ta vẫn tin rằng loại coronavirus Delta chỉ lây nhiễm cho chim, vì vậy nó không nhận được nhiều sự quan tâm trong các bệnh truyền nhiễm lâm sàng.
Năm 2012, lần đầu tiên virus này được báo cáo ở Hồng Kông và phát hiện ra rằng nó đã "nhảy" từ chim sang lợn.
Virus này có thể lây lan nhanh chóng trên lợn, gây tiêu chảy và có thể gây chết ở lợn con. Haiti đã phải xóa sổ đàn lợn địa phương do dịch cúm lợn vào những năm 1980, và sau đó đã phải nhập khẩu các giống lợn mới từ các nước như Hoa Kỳ và Canada.
Virus này được phát hiện lần này vì một dự án phúc lợi công cộng mà các nhà nghiên cứu tham gia ở Haiti bao gồm các dịch vụ y tế miễn phí tại các trường học địa phương.
Trong giai đoạn 2012-2020, trong số các bệnh nhi mà họ tiếp nhận, hiện tượng trẻ tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và sốt cao không rõ nguyên nhân xảy ra thường xuyên hơn.
Bắt đầu từ tháng 5/2014, họ bắt đầu giữ lại các mẫu mô của những đứa trẻ bị sốt cao không xác định, trong đợt mẫu này, họ sàng lọc được 3 đứa trẻ bị nhiễm vi rút Delta, vốn lẽ ra chỉ lây truyền ở chim, lợn, Hu-PDCoV.
Trong số 3 đứa trẻ thì có 2 đứa ở quê gần thành phố và một đứa ở miền núi xa thành phố, theo tìm hiểu của nhà nghiên cứu, từ góc độ môi trường sống, cả 3 đứa trẻ này đều ít khả năng tiếp xúc với lợn, do đó không thể khẳng định virus là từ loại vật chủ nào mà nó đã truyền sang chúng, cũng không thể khẳng định có phải do lây truyền từ người sang người hay không.
Trong quá trình so sánh gen của các loại virus, họ phát hiện ra rằng 3 chủng virus bị nhiễm là từ lợn ở các vùng khác nhau, một số từ Thiên Tân, Trung Quốc và một số từ Arkansas, Hoa Kỳ, và chúng có thể đã lây lan sang Haiti một cách độc lập và lây nhiễm cho bệnh nhân.
Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng loại virus này lây lan rất nhanh giữa các loài động vật.
Ngoài sốt, ba bệnh nhi này còn bị ho nhưng không bị tiêu chảy, chỉ ghi triệu chứng đau bụng. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng loại virus này cũng không có độc lực cao, nhưng không thể xác định mức độ phổ biến của nó ở Haiti.
Trong đợt dịch Covid-19 hiện nay, Haiti có tỷ lệ nhiễm trùng cao, nhưng số ca nặng được báo cáo lại thấp.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng có thể do dịch bệnh sớm của các loại coronavirus như Hu-PDCoV ở Haiti, và người dân địa phương đã phát triển khả năng miễn dịch đối với coronavirus, do đó giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng.
Tuy nhiên, cơ cấu dân số của Haiti là trẻ , đó cũng có thể là lý do thiếu những số liệu được báo cáo về bệnh nhân nặng.
Trong bài báo này, các nhà khoa học cũng cho rằng Hu-PDCoV không thể gây ra mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người trong thời điểm hiện tại, nhưng chuyên gia về coronavirus tại Đại học Bang Ohio là Linda Saif, người đã phân lập Delta coronavirus từ lợn vào năm đó, đã chỉ ra rằng, rất cần thiết để tiến hành xét nghiệm kháng thể cho người lớn và trẻ em ở đây.
Nếu có thể khẳng định rằng loại virus này thực sự có thể lây nhiễm sang người thì có thể coi đây là mối nguy có thể bùng phát thành đại dịch.
Đáp lại hai phát hiện mới này, tờ Science đã chỉ ra rằng so sánh các thuộc tính giữa các loài của coronavirus và khả năng lây nhiễm khác nhau của nó giữa các loài (ví dụ, cùng một loại coronavirus có thể an toàn ở chim, nhưng khi lây sang lợn có thể gây tử vong nếu bị nhiễm bệnh), con người hiện tại đang rất thiếu sự chú ý và nghiên cứu về coronavirus.
Theo Vân Hồng (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)