Nước lọc mệnh danh là 'thuốc trường sinh miễn phí' nhưng có 6 kiểu uống hại gan, thận muôn phần

25/12/2021 08:47:41

Cơ thể con người có tới 75 – 80% là nước, chiếm vị trí vô cùng quan trọng luôn. Nước còn được ví như ‘liều thuốc trường sinh miễn phí’. Vì thế, một khi cơ thể mà bị thiếu nước thì sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức, mệt mỏi rồi có thể mất luôn mạng sống.

Tuy nhiên, nếu uống nước không đúng cách thì sẽ bị tác dụng ngược, gây hại cho cơ thể đó. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi uống nước bạn cần tránh:

Nước lọc đun sôi nhiều lần

Nước lọc sau khi đun sôi thì có thể tiêu diệt được rất nhiều vi khuẩn và chất độc hại. Tuy nhiên, việc này cũng đồng thời làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, khiến nó bị mất oxy và một số nguyên tố vi lượng. Nước đun đi đun lại càng nhiều lần thì sự biến đổi càng diễn ra nhiều. Cuối cùng có thể gây hại cho sức khỏe.

Nước lọc mệnh danh là 'thuốc trường sinh miễn phí' nhưng có 6 kiểu uống hại gan, thận muôn phần

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm – ĐH Bách Khoa HN) cho biết: Việc mọi người tích trữ nước lọc lâu ngày rồi đun nóng lại để uống cũng rất nguy hiểm. Bởi nước để càng lâu thì càng bẩn vì đó là môi trường để vi khuẩn sinh sôi. Một khi nước chứa nhiều vi sinh vật, trứng ký sinh trùng… mà được đun sôi lên thì sẽ tiêu diệt chúng. Thế nhưng, chúng lại có thể tạo thành chất hữu cơ trong nước và trở thành nguồn thức ăn dồi dào của vi sinh vật bên ngoài. Điều này có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc…

Các chuyên gia cảnh báo: Bạn chỉ nên uống nước đun sôi một lần và uống trong vòng 24 giờ. Nếu quá thời gian này thì bạn nên bỏ đi và dùng nước khác. Đồng thời, nên đựng nước trong bình thủy tinh sạch chứ không dùng bình nhựa tái chế hoặc nhựa kém chất lượng để đựng.

 

Nước nóng trên 65 độ

Khoa học chứng minh rằng uống nước ấm thì có lợi cho sức khỏe hơn nước lạnh. Tuy nhiên, nếu uống nước ấm quá thì lại không tốt chút nào. Ngược lại, việc sử dụng nước nóng còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo: Uống nước nóng trên 65 độ là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng, thực quản.

Bởi, nước nóng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi sự tổn thương bị tái diễn nhiều lần thì tế bào niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Do đó, chúng sẽ ít nhạy cảm hơn, cuối cùng sẽ sản sinh ra tế bào ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên uống nước ấm khoảng 40 độ C. Mỗi ngày cần tiêu thụ ít nhất 1200ml nước, như vậy mới tốt cho sức khỏe.

Nước lọc mệnh danh là 'thuốc trường sinh miễn phí' nhưng có 6 kiểu uống hại gan, thận muôn phần - 1

Uống quá nhiều nước trong ngày

Uống ít nước không tốt nhưng uống quá nhiều nước cũng chưa chắc đã có lợi. Viện Y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày trong khi con số này ở phụ nữ là 2,7 lít tức, tương đương 8 cốc nước.

Tuy nhiên con số này không chỉ đến từ lượng nước uống trong ngày mà còn bao gồm nước từ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống bạn nạp vào cơ thể.

Đừng tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu mà ra ngoài.

Do đó, bạn có thể áp dụng công thức sau để tính lượng nước lọc mình cần uống mỗi ngày: Chúng ta cần uống 0,4 lít/ 10 kg cân nặng/ 1 ngày.

Nghĩa là một người nặng khoảng 45 kg thì cần uống mỗi ngày khoảng 1,8 lít, người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước.

Uống một ngụm nước lớn

Không ít người hay có kiểu uống cả miếng nước lớn, có khi tu hết cả chai trong 1 lần nhất là vào những ngày nắng nóng như hiện tại. Thế nhưng, đây là cách uống phản khoa học. Việc tiêu thụ lượng lớn nước trong cùng thời điểm sẽ làm tăng lưu lượng máu. Từ đó làm tăng áp lực lên tim và khiến mức tiêu thụ oxy của tim tăng lên. Cuối cùng có thể gây suy tim.

Không chỉ thế, máu khi được pha loãng với lượng lớn nước sẽ làm giảm nồng độ chất điện giải đột ngột. Điều này khiến nước dễ xâm nhập vào tế bào theo sự khuếch tán và làm tế bào bị phù. Hệ quả là sẽ gây ngộ độc nước và hạ natri máu.

Đặc biệt, nếu bạn uống một ngụm nước lạnh lớn thì còn nguy hiểm hơn. Bởi sự kích thích của lượng lớn này sẽ làm tăng nhịp tim, tăng mức độ tiêu thụ oxy của tim và gây tối loạn nhịp tim, đau thắt ngực…

Nước lọc mệnh danh là 'thuốc trường sinh miễn phí' nhưng có 6 kiểu uống hại gan, thận muôn phần - 2

Vậy nên, khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục cho thỏa cơn khát. Hiệp hội Y khoa quốc tế có khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ.

Uống nước quá lạnh

Làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.

Chỉ uống nước khi khát

Khi cơ thể mất từ 1 – 2% nước thì sẽ tạo ra cảm giác khát. Lúc này, nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên, đe dọa sức khỏe của thận. Về lâu dài, bạn có thể bị suy thận. Việc nhịn uống nước và chờ tới khi khát mới uống khiến bạn dễ bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí là ung thư hệ tiết niệu.

PN (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật