1. Trứng
Có thể bạn chưa biết, cho dù là trứng luộc hay trứng chiên, các bạn cũng không nên hâm nóng lại để ăn vì nó có thể tử vong. Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin... khi được làm nóng lại dưới nhiệt độ cao, lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại cho cơ thể. Nếu ăn không hết, tốt nhất bạn nên cho chúng vào bánh mì kẹp hay làm salad hoặc vứt chúng đi.
2. Thịt đông lạnh
Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ đạt từ 4.5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi. Nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.
Các nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, thịt nấu hơn 6 phút trong lò vi sóng có thể làm mất một nửa lượng vitamin B12 có trong nó. Cách tốt nhất để rã đông thịt là để trong tủ lạnh rã đông qua đêm hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh đang chảy.
3. Hải sản
Các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ốc, hến... khi cho vào lò vi sóng hâm nóng, sẽ có mùi như cao su. Khi nấu lại nhiều lần, chúng sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.
4. Thịt gà
Theo các nhà khoa học, thịt gà là “thủ phạm” phổ biến nhất làm lây lan Salmonella – một loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột khi không được nấu chín đúng cách. Khi bạn dùng lò vi sóng để chế biến gà thì nhiệt độ trong này sẽ không đủ sức làm chín đều các phần của thịt, biến chúng trở thành “ổ vi khuẩn” gây hại cho sức khỏe.
Tốt nhất khi chế biến thịt gà, hãy làm chín bằng nhiệt trực tiếp để bảo đảm an toàn và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Bạn có thể xào trong chảo hay nướng vỉ đều được, miễn là để miếng thịt chín kỹ hoàn toàn.
5. Các loại thịt chế biến
Đầu tiên cần phải khẳng định rằng, các loại thịt chế biến như xúc xích hay đồ xông khói… vốn không bổ dưỡng cho sức khỏe vì chúng chứa quá nhiều phụ gia và chất bảo quản. Nếu bỏ vào trong lò vi sóng, các chất đó sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol và gây nên nhiều bệnh tim mạch khi bạn ăn vào.
Vậy nên nếu muốn chế biến chúng an toàn, bạn hãy làm chín trên bếp hoặc bằng cách nướng than ở nhiệt độ vừa phải. Nhưng dù thế nào đi nữa thì cũng cần phải hạn chế ăn để hạn chế tích tụ độc tố.
6. Nấm
Các món ăn bằng nấm nếu hâm đi hâm lại bằng lò vi sóng sẽ làm cho protein và hàm lượng chất dinh dưỡng trong nấm biến thành các chất độc có hại tới dạ dày, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
7. Khoai tây
Làm nóng lại khoai tây bằng lò vi sóng không chỉ mất đi vị ngon mà còn có thể gây ngộ độc. Với khoai tây nghiền hoặc khoai tây chiên, bạn nên ăn ngay sau khi nấu còn với khoai tây luộc còn sót lại, bạn có thể cho chúng vào món salad.
Lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng
Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động.
Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.
Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn... vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
PN (Nguoiduatin.vn)