Ngủ sau 23h đêm
Mỗi người nên ngủ đủ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Việc ngủ không đủ giấc sẽ gây hại cho bộ não và nguy hại hơn là vào ban đêm từ sau 23h trở đi, quá trình lão hóa của các tế bào não diễn ra nhanh hơn nên do đó nếu bạn vẫn đang duy trì thói quen ngủ sau 23h đêm thì nên thay đổi luôn nhé vì đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm trí nhớ đó.
Uống rượu nhiều
Uống rượu là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở con người. Khi sử dụng nhiều rượu con người dễ bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống bia rượu. Thậm chí, việc uống rượu bia nhiều còn có thể dẫn đến teo não, teo tiểu não vô cùng nguy hiểm.
Trùm chăn khi ngủ
Trùm chăn khi ngủ là một thói quen xấu, sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể, nhất là não bộ quá ít trong khi lượng CO2 lại ngày càng nhiều. Tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ khiến các tế bào não hoạt động kém linh hoạt, dễ bị tổn thương và hậu quả là sụt giảm trí nhớ. Với những người có tiểu sử bị động kinh hoặc các vấn đề về não, thói quen trùm kín chăn khi ngủ còn làm tăng nguy cơ gặp các tai biến nguy hiểm hơn. Với người bình thường, nếu không sửa thói quen này thì trí nhớ và khả năng lao động trí óc sẽ giảm. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên trùm kín đầu khi ngủ.
Làm nhiều việc cùng lúc
Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.
Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến "ô nhiễm tinh thần", làm suy giảm trí nhớ.
Lạm dụng chất gây nghiện (đặc biệt là ma túy)
Một số loại thuốc bị đưa vào danh mục cấm bởi một lý do rõ ràng là chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Có những người đã bị nghiện sau vài lần dùng thử chất ma túy. Một khi cơ thể đã trở nên quen với những chất này, họ dần đánh mất những thói quen tốt của mình.
Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.
Thiếu Thiamine (sinh tố B1)
Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.
Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).
Bỏ bữa sáng
Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn sáng đều đặn có IQ cao hơn các em bỏ bữa sáng.
Uống ít nước
85% não của con người là nước. Các hoạt động của não rất cần nước, do đó nếu bạn cung cấp không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trong đó có trí nhớ.
Lười vận động
Các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém.
Hút thuốc
Trong thuốc lá có hàm lượng nicotin cũng như rất nhiều loại chất độc hại khác khiến cho quá trình bơm oxy lên não gặp khó khăn. Đồng thời, não bộ cũng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Não bộ cần phải có 1 lượng protein cũng như vitamin để phát triển. Khi ăn quá nhiều đồ ngọt bạn sẽ không còn muốn ăn các chất khác nữa. Về lâu về dài cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia. Và, não bộ không còn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Lười giao tiếp
Ngôn ngữ được quản lý bởi một vùng trong não. Việc bạn tiếp nhận và lưu trữ thông tin mà không thể diễn đạt nó ra bên ngoài sẽ "mài mòn" não và trí nhớ của bạn. Do đó hãy tăng cường chia sẻ và luyện tập các kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, bạn sẽ thấy trí não của mình năng động hơn rất nhiều.
Sống trong căng thẳng triền miên
Stress làm gia tăng lượng hormone cortisol ở vùng hippocampus, ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Để bảo vệ trí nhớ, bạn hãy tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết.
Những tác hại của việc suy giảm trí nhớ
Sự suy giảm trí nhớ ban đầu đôi khi chỉ là sự nhầm lẫn tưởng như vô tình nhưng về lâu dài sẽ gây nên những hệ quả rất nghiêm trọng.
Căng thẳng
Cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động thường ngày. Mọi thứ trở nên mệt mỏi cũng như vô cùng uể oải.
Hay quên
Bạn không nhớ được những công việc mình đã làm một cách rõ ràng, các kế hoạch đôi khi cũng bị bỏ quên.
Khả năng sáng tạo giảm
Khi cơ thể luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi thì bạn cũng khó có thể nào có được sự sáng tạo cho mình.
Hiệu quả công việc giảm sút
Cơ thể mệt mỏi, không thể nào tập trung được, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Thanh Huyền (Tiền Phong)