Người xưa nói: “Nhất tịch bất ngọa, bách nhật bất phục”, có nghĩa là nếu như cả đêm không ngủ thì sẽ cực kỳ có hại cho sức khỏe, cho dù là dùng cả trăm ngày để tu dưỡng, chăm sóc cơ thể thì cũng chưa chắc đã bù đắp lại được. Có lẽ người xưa có phần nói quá, nhưng cũng đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe.
Bình thường mà nói, trong cuộc đời của mỗi người, thời gian để ngủ chiếm 1/3 tổng thời gian của chúng ta. Hoạt động vui chơi vào buổi tối của người xưa rất ít, mọi người đều sống những ngày tháng làm việc lúc mặt trời mọc, về nhà lúc mặt trời lặn, giấc ngủ cũng có quy luật. Cũng như một ngày ngủ 8 tiếng, có người thì thấy tinh thần sảng khoái, có người thì lại thấy mệt mỏi, bơ phờ, tại sao lại như vậy? Thực ra, giấc ngủ cũng có rất nhiều chú ý, thế nên người xưa có nói rằng: “Có 3 thời điểm ngủ khiến mệnh mỏng như tờ giấy”. Rốt cuộc là 3 thời điểm ngủ nào?
Giấc ngủ sau ăn
Sau ăn no, chúng ta thường cảm thấy buồn ngủ, đặc biệt là vào mùa xuân. Rất nhiều người thích ngủ ngay sau khi ăn, cho rằng như vậy có thể khiến tinh thần trở nên minh mẫn, tỉnh táo hơn, có tinh thần làm việc hơn. Nhưng khách quan mà nói, nuôi dưỡng thói quen ngủ trưa có nhiều lợi ích, nhưng nhất định phải nhớ rằng, không được ngủ sau khi ăn no, ít nhất phải cách khoảng nửa tiếng. Tại sao lại như vậy?
Hãy thử tưởng tượng, bạn nhồi nhét nhiều thứ trong dạ dày của mình, đương nhiên áp lực nó phải chịu cũng không ít, cần phải cho dạ dày chút thời gian để nó tiêu hóa bớt thức ăn bên trong. Cách tốt nhất là đi vài vòng, tìm một nơi có không khí trong lành để đi dạo một lát, không được làm những động tác vận động mạnh như chạy bộ, chơi bóng rổ,… Đi bộ nhẹ nhàng là lựa chọn tốt nhất.
Đảo ngược đồng hồ sinh học
Tức là ban ngày ngủ quá nhiều đến tối do hệ thần kinh đã nghỉ ngơi đủ nên bạn không còn buồn ngủ nữa. Thỉnh thoảng như vậy thì không sao nhưng nếu như duy trì trong thời gian dài thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đối với con người mà nói, ban ngày làm việc, học tập, ban đêm nghỉ ngơi mới là thói quen sinh hoạt chính xác.
Trong “Đạo đức kinh” có nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên". “Tự nhiên” ở đây có nghĩa là quy luật tự nhiên, bao gồm đồng hồ sinh học của con người. Nhiều loài động vật có thể ngủ ngày làm đêm, vì từ xưa chúng đã nuôi dưỡng quy luật này nhưng con người thì khác. Đảo ngược thời gian làm và nghỉ trong thời gian dài sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, hệ miễn dịch cũng sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ con người.
Ngủ nướng
Do nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, áp lực của người đi làm ngày nay ngày càng lớn, bình thường bận rộn với công việc, để thăng chức tăng lương, thường phải tăng ca tới khuya. Mãi mới có ngày cuối tuần được nghỉ ngơi, họ chỉ muốn ngủ hết cả ngày để bù lại những ngày phải làm việc quần quật kia. Ngủ thêm một chút vào ngày nghỉ cũng hoàn toàn dễ hiểu, nhưng tốt nhất không nên ngủ tới trưa hoặc ngủ tới chiều mới dậy. Ngủ như vậy không tốt cho sức khỏe.
Vì ngủ tới trưa nên bỏ qua bữa sáng, thậm chí là bữa trưa cũng không ăn, một ngày chỉ ăn bữa tối. Trong thời gian ngắn có lẽ sẽ không xảy ra vấn đề gì nhưng thời gian dài rồi bạn sẽ phải hối hận. Nghỉ ngơi không đúng quy luật, ăn uống không đúng giờ nên dạ dày sẽ bị tổn thương rất nhiều. Đối với những người đi làm, cho dù có bận đến mấy cũng hãy dành thời gian để ăn uống đúng giờ, cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối, sức khỏe vẫn là quan trọng nhất.
Ngoài 3 thời điểm ngủ như trên, cũng cần phải chú ý tới phương hướng, vị trí ngủ nghỉ. Thần y thời Đường của Trung Quốc – Tôn Tư Mạc được mệnh danh là “Dược Vương” không chỉ có y thuật sao siêu mà còn tinh thông dưỡng sinh, sống tới 140 tuổi. Trong cuốn “Thiên kim yếu phương”, ông nói: “Xuân hạ hướng đông, thu đông hướng tây”. Mùa xuân và mùa hạ, khi đi ngủ thì đầu hướng về phía đông, chân hướng phía tây; mùa thu và mùa đông thì ngược lại. Ngoài ra, tư thế ngủ cũng rất quan trọng: “Khom chân nằm nghiêng, có lợi cho hít thở, tốt hơn nằm ngửa”.
Theo Vũ Phong (Công lý & xã hội)