Người xưa ăn vải xong đều cất giữ thứ này như báu vật trị bệnh, đặc biệt chị em nào cũng thích mê vì một công dụng

10/06/2021 10:02:55

Đáng tiếc, trong cuộc sống hiện đại nhiều người đã lãng quên cách chữa bệnh này, ăn xong thẳng tay vứt bỏ đi mà không biết đây là thuốc quý...

Hạt vải - Vũ khí lợi hại nằm trong nhóm "Thuốc lý khí" Đông y vô cùng trân quý

Vải thiều đang là món trái cây vào mùa chín rộ. Ai cũng tận dụng mùa vải thiều ngắn ngủi để làm trái thắp hương bàn thờ tổ tiên, để ăn tráng miệng hay chế biến thành những món nước giải khát, nước siro vải thơm ngon, hấp dẫn có thể để được hàng năm. Nhiều người cũng tận dụng vải thiều để làm thuốc chữa bệnh mà không cần lạm dụng kháng sinh.

Người xưa ăn vải xong đều cất giữ thứ này như báu vật trị bệnh, đặc biệt chị em nào cũng thích mê vì một công dụng
Chúng ta vẫn thường nghĩ cùi vải là thứ ngon ngọt nhất trên quả vải, có tác dụng chữa bệnh...

Chúng ta vẫn thường nghĩ cùi vải là thứ ngon ngọt nhất trên quả vải, có tác dụng chữa bệnh. Nhưng ít ai biết rằng, hạt vải mới chính là thuốc quý trong Đông y. Thế nên mới có chuyện vải sau khi ăn xong, nhiều gia đình thời xưa thường gom hạt lại đem rửa sạch, phơi khô làm thuốc trong gia đình hoặc để bán cho các thầy lang.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch; còn gọi là lệ nhân, đại lệ hạch... Trong sách thuốc Đông y, hạt vải được xếp vào loại Thuốc lý khí (lý = chỉnh lý, lý khí = chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của khí), cùng với những vị thuốc quen thuộc như hương phụ (củ gấu), trần bì (vỏ quýt chín để lâu ngày), thanh bì (vỏ quýt xanh)…

Trong y học cổ truyền, hạt vải chủ yếu dùng để chữa "sán khí thống" (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do can uất khí trệ, huyết ứ.

Người xưa ăn vải xong đều cất giữ thứ này như báu vật trị bệnh, đặc biệt chị em nào cũng thích mê vì một công dụng - 1
...nhưng ít ai biết rằng, hạt vải mới chính là thuốc quý trong Đông y.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thuốc chế từ hạt vải có tác dụng ức chế rõ ràng đối với kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B; có tác dụng phòng ngừa hình thành sỏi mật, có khả năng chữa trị một số thể bệnh đau dạ dày.

Để làm thuốc hiệu quả nhất, hạt vải nên được sơ chế trước khi dùng làm thuốc để bảo quản và dùng dần. Bạn lấy hạt vải rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng, màu nâu bên ngoài. Thái dọc hạt thành những miếng mỏng 3-5mm, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng đem sao vàng.

Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ hạt vải, có cả phương thuốc chị em nào cũng thích mê

Theo lương y Vũ Quốc Trung, hạt vải có thể được sử dụng để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh, trong đó có cả bài thuốc trị đau bụng kinh, thậm chí đau bụng sau sinh khiến chị em nào cũng thích mê. Cụ thể, các bài thuốc chữa bệnh từ hạt vải được chuyên gia Đông y "bật mí" như sau:

Người xưa ăn vải xong đều cất giữ thứ này như báu vật trị bệnh, đặc biệt chị em nào cũng thích mê vì một công dụng - 2

- Phụ nữ đau bụng kinh hoặc xuất hiện hiện tượng đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Mỗi ngày sử dụng 2 lần.

- Điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2: Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4-6 viên; Liên tục 3 tháng là xong một liệu trình. Hoặc bạn có thể dùng cách: Hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g với liệu trình 3 tháng.

- Đau dạ dày mạn tính: Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín. Khi dùng mỗi lần 6g hòa với nước ấm hoặc rượu trắng pha loãng, uống mỗi ngày 3 lần.

Người xưa ăn vải xong đều cất giữ thứ này như báu vật trị bệnh, đặc biệt chị em nào cũng thích mê vì một công dụng - 3
Hạt vải có thể được sử dụng để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh.

- Phòng chống bệnh sỏi mật: Hạt vải và hạt quýt - mỗi thứ 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.

- Tinh hoàn sưng đau: Hạt vải thiêu tồn tính, nghiền mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 6g, trộn thuốc bằng rượu trắng hoặc nước ấm và sử dụng.

- Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn: Dùng hạt vải 12g, xuyên tiêu 4g, đại hồi 4g, tiểu hồi 2g, xuyên luyện tử 12g, mộc hương 4g, thanh diêm 2g, muối ăn 2g. Các vị nghiền bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn.

Lưu ý: Thông tin có tính chất tham khảo. Nếu muốn chữa bệnh bằng hạt vải cần được chuyên gia Đông y, bác sĩ tư vấn kỹ càng, phù hợp cho từng thể trạng nên không được tự ý dùng.

Theo HH (Pháp Luật & Bạn Đọc)