Trường hợp trên là bà Tăng (Trung Quốc) năm nay ngoài 40 tuổi. Từ sau khi sinh đứa con đầu lòng, bà nghỉ việc công sở và lui về làm nội trợ. Kinh tế khá giả, chồng giỏi giang lại hết mực cưng chiều, 2 con đều học giỏi và ngoan ngoãn, cuộc sống của bà Tăng được coi là viên mãn.
Cho đến 1 ngày, bà đột nhiên cảm thấy tức ngực, khó thở khi mới leo hơn chục bậc cầu thang. Bên cạnh đó, những cơn ho cứ kéo đến rồi lại đi không báo trước, dai dẳng nhiều tháng liền. Bà nghĩ là thường ngày mình ăn uống lành mạnh, chăm tập thể dục nên chẳng có vấn đề gì to tát. Hơn nữa, đứa con lớn đang trong kỳ thi quan trọng, dịch bệnh lúc đó phức tạp nên bà không đi khám ngay.
Thế nhưng, không phải chuyện gì cũng suôn sẻ như mong muốn của bà. Một sáng nọ, đang nấu ăn trong bếp thì bà đột nhiên cảm thấy đau ngực dữ dội, ho ra đờm dính 1 chút máu. Biết không thể chủ quan thêm được nữa, bà Tăng gọi điện cho chồng rồi tự lái xe tới thẳng bệnh viện.
Kết quả chụp CT cho thấy bà có rất nhiều nốt lớn trong phổi, khối u đã lan vào trung thất. Kiểm tra mô khối u kết luận bà Tăng bị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn 3, tiên lượng không tốt.
Lời bác sĩ nói như sét đánh ngang tai, khiến bà Tăng sốc tới mức ngã quỵ xuống đất. Sau khi được y tá dìu về giường bệnh nằm nghỉ, bà vừa khóc vừa khẳng định có nhầm lẫn khi chẩn đoán. Gần 20 năm nay bà chỉ nội trợ, không hút thuốc cũng chẳng rượu bia thì làm sao mà mắc ung thư phổi được.
Bác sĩ điều trị của bà Tăng cho biết, cũng không hiếm người giống như bà, cho rằng chỉ ai hút thuốc mới bị ung thư phổi. Trong khi đó, nhà bếp cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
Cụ thể, con cái bà Tăng rất thích các món thịt chiên rán nhưng vì muốn đảm bảo vệ sinh nên bà thường nấu chúng tại nhà. Bà có thói quen để dầu sôi đến bốc khói rồi mới bỏ thực phẩm vào, như vậy món ăn sẽ chín đều, ngon miệng và có màu hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nó sản sinh nhiều chất độc hại. Trong đó có chất gây ung thư hàng đầu benzopyrene và peroxide. Khi xâm nhập vào cơ thể người chúng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người, gây ra ung thư. Chưa kể, bản thân khói dầu ăn bốc lên khi nấu nướng cũng được WHO xếp hạng vào nhóm chất gây ung thư 2A cực nguy hiểm.
Nghe như vậy bà Tăng lại càng bất ngờ, bà giải thích mình có dùng máy hút mùi khi nấu. Nhưng bác sĩ hỏi kỹ hơn mới biết bà thường tắt nó ngay sau khi nấu xong, cũng luôn đóng kín cửa sổ để máy hút mùi hoạt động tốt hơn, còn tránh được mùi khó chịu sang phòng khác trong nhà.
Chính điều này khiến các loại khói độc, khói dầu, thậm chí là khí ga chưa bị hút hết luẩn quẩn trong không khí. Bác sĩ khuyến cáo nên để máy hút mùi hoạt động thêm 10 - 15 phút sau khi nấu ăn. Đồng thời, khi nấu nên đậy nắp vung để giảm khói, mở cửa sổ để khí thải tản khỏi bếp nhanh hơn thay vì hít hết chúng vào người trong không gian kín.
Đặc biệt, khi giải thích kỹ hơn về tác động của khói thuốc đến ung thư phổi, bà Tăng cho biết mình chưa từng hút thuốc nhưng lại hay hít phải khói thuốc từ chồng. Mẹ của bà trước đây cũng mất vì ung thư phổi, nhưng bà thực sự không nghĩ rằng căn bệnh này có thể di truyền.
Bác sĩ nhìn người phụ nữ xanh xao trước mặt, vừa tức giận vừa xót xa. Mặc dù đổ không biết bao nhiêu tiền bạc, chuyển nhiều bệnh viện và trải qua nhiều loạt điều trị đau đớn nhưng bà Tăng vẫn không qua khỏi được. Bà qua đời sau chưa đầy 1 năm kể từ ngày phát hiện bệnh.
Các triệu chứng ung thư phổi ở người không hút thuốc
Hụt hơi
Mọi người thường nghĩ tình trạng khó thở bắt đầu dần dần là do tuổi tác hoặc do không hoạt động. Chỉ sau đó, khi nó bắt đầu gây khó thở khi nghỉ ngơi, thì đó mới được coi là một vấn đề đáng lo ngại.
Mệt mỏi
Mệt mỏi tồi tệ hơn thực sự là một triệu chứng đầu tiên khá phổ biến của những bệnh ung thư này, và đôi khi là triệu chứng duy nhất ngay từ sớm.
Đau lưng, vai
Đau ở lưng hoặc vai có thể được gây ra bởi áp lực lên dây thần kinh ở ngực do khối u. Nó đôi khi xảy ra khi ung thư cũng lan đến xương ở những vùng này.
Đau ngực
Đau ngực trở nên trầm trọng hơn khi thở sâu có thể là một triệu chứng ban đầu. Các khối u nằm gần vùng ngoài của phổi có thể gây kích ứng màng phổi. Điều này có thể gây đau khi thở. Cơn đau cũng có thể do tư thế, và khó chịu hơn ở một số vị trí nhất định hoặc khi nằm.
Theo một nghiên cứu năm 2017, ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc có nguy cơ lây lan đến màng phổi cao gấp đôi, có thể dẫn đến đau khi thở sâu.
Các triệu chứng thần kinh
Các triệu chứng thần kinh là một triệu chứng ban đầu phổ biến của bệnh ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Những triệu chứng này có thể là do sự lây lan của ung thư phổi đến não hoặc tủy sống, nhưng chúng đã được thấy ngay cả ở những người có khối u giai đoạn đầu.
Hạch bạch huyết sưng lên
Các hạch bạch huyết sưng có thể là triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi. Bác sĩ có thể sờ thấy các nốt ở cổ, hoặc ở vùng ngay trên xương đòn (hạch thượng đòn).
Tăng tiểu cầu
Một triệu chứng tương đối phổ biến, nhưng có tính dự đoán cao, của ung thư phổi ở người không hút thuốc là số lượng tiểu cầu tăng cao (tăng tiểu cầu) trên công thức máu.
Các triệu chứng phổ biến của ung thư phổi ở cả người không hút thuốc và người hút thuốc bao gồm
- Ho dai dẳng
- Ho ra máu
- Thở khò khè
- Hụt hơi
- Khàn tiếng
- Nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
PN (Nguoiduatin.vn)