Người xưa khuyên con cháu tránh rơi vào thế “người ngủ ba giấc, mạng mỏng hơn giấy"?. Đây là vấn đề chăm sóc sức khỏe mà người xưa rất quan tâm. Với sự phát triển của thời đại, đời sống của con người ngày càng được cải thiện và người ta cũng dần chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe. Con người thời xưa cũng rất coi trọng vấn đề sức khỏe và quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, một trong số đó chính là giấc ngủ.
Trên thực tế, 3 giấc ngủ được nhắc đến không phải là 3 giấc sáng, trưa, tối mà chúng ta thường nói, mà đó là 3 giấc “ngủ trái giờ”, “ngủ nướng” và “ngủ ngộp”.
1. Giấc ngủ trái giờ
Có nghĩa là giấc ngủ không theo đúng giờ giấc, thói quen, ngày và đêm bị đảo lộn. "Con cú", từ này ngày nay còn được chúng ta gọi là "cú đêm", ý chỉ những người thường hay thức đêm để chơi điện tử, ăn khuya hoặc làm việc.
Ban ngày thì ngủ, đánh một giấc liền có thể ngủ đến một hai giờ chiều. Thói quen làm việc và nghỉ ngơi như vậy sẽ phá hủy trình tự tái tạo tế bào của chúng ta và gây rối loạn nội tiết, gan cũng hoạt động về đêm, nên nếu chúng ta cứ sống như vậy về lâu dài nhất định sẽ có hại cho sức khỏe.
2. Giấc ngủ nướng
Thực ra hiện nay chúng ta còn có thể gọi trường hợp này là “dậy không nổi”. Ngủ muộn không những sẽ khiến chúng ta bị cấp trên hoặc giáo viên trách phạt, mà nghiêm trọng hơn nữa, nó còn khiến chúng ta bơ phờ cả ngày, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và học tập.
3. Giấc ngủ ngộp
Khi ngủ mọi người hầu như đều có thói quen đắp chăn qua khỏi đầu. Hiện nay có rất nhiều người thích ngủ như thế, vì nó làm cho người ta cảm thấy an toàn, hơn nữa nếu là mùa đông thì nó còn làm cho mình cảm thấy ấm áp. Nhưng ngủ ngộp như vậy cũng có rất hại.
Đắp chăn lên mặt sẽ khiến chúng ta hít thở không thông, giảm lượng oxy hít vào, khí CO2 thở ra cũng sẽ tạo thành hơi nước đọng lại trên chăn khiến chăn bông bị ẩm, nó còn khiến đầu bạn đau nhức vào ngày hôm sau, mắt cũng sẽ sưng lên, vì vậy trung y thường khuyên rằng bạn không nên ngủ như thế.
Giấc ngủ là điều quan trọng nhất trong một ngày của một người. Ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của cả một ngày. Ngủ quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng ban đêm ngủ không ngon giấc và bơ phờ vào ngày hôm sau. Vì thế mới nói, chỉ khi ngủ ngon thì cơ thể chúng ta mới có thể khỏe mạnh.
Bạn có đồng ý rằng sức khỏe là thứ đầu tiên mà chúng ta nên đầu tư cho bản thân mình nếu như muốn sau này có thể đạt được nhiều thứ hơn trong cuộc sống hay không?
Ngay cả Steve Jobs khi nằm trên giường bệnh, điều duy nhất ông muốn cũng chỉ là sức khỏe. Một sự cố sức khỏe xảy ra có thể ngay lập tức đá đổ hết thảy những dự định tương lai của bạn. Cho nên, hy vọng rằng mọi người sẽ học được cách quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, và bắt đầu với việc thay đổi cách chúng ta ngủ!
Thời gian tốt nhất để đi ngủ là lúc mấy giờ?
Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council hoàn toàn ủng hộ khoảng thời gian 22 - 23 giờ đêm: “Đây là thời điểm lý tưởng vì đó là khi nhiệt độ cơ thể và mức độ hoóc môn căng thẳng cortisol, bắt đầu giảm xuống. Khi não cũng sẽ bắt đầu sản xuất hoóc môn gây ngủ melatonin, khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ”, theo Women’s Health.
Trước nửa đêm là lúc cơ thể thư giãn nhất. Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, từ London (Anh), chuyên gia về giấc ngủ nổi tiếng và thường xuyên tổ chức các chương trình và hội thảo về giấc ngủ, cho biết: "Giai đoạn 90 phút trước 12 giờ đêm là một trong những giai đoạn mạnh mẽ nhất của giấc ngủ, bởi vì đó là giai đoạn cơ thể được tái tạo. Cơ thể sẽ được trẻ hóa ở mọi cấp độ - thể chất, tinh thần, cảm xúc và cả tâm hồn. Có rất nhiều sự phục hồi diễn ra trong giai đoạn đầu của giấc ngủ", theo The List.
Lời khuyên để ngủ ngon hơn
Trong ngày:
· Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập gần giờ đi ngủ vì có thể dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.
· Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn vào ban ngày để giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể.
· Không ngủ trưa dài, đặc biệt vào cuối buổi chiều.
· Thức dạy vào một thời điểm cố định trong ngày.
Khi đi ngủ:
· Hạn chế uống rượu, caffein và nicotine vào buổi tối.
· Tắt đèn, tắt thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể kích thích não và gây khó ngủ.
· Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như tắm nước nóng hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.
· Nhiệt độ phòng ổn định, không nóng hay lạnh quá.
· Nhắm mắt, thả lỏng các cơ và thở đều.
PN (Nguoiduatin.vn)