Theo truyền thông Trung Quốc, một đoạn phim CCTV của Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang đã ghi lại cảnh một người đàn ông mặc áo phông trắng cúi xuống và nôn ra máu khi đang đi bộ, lượng máu dưới sàn nhà được ước tính vào khoảng 1000ml. Khi thấy vậy, các nhân viên y tế làm nhiệm vụ đã lập tức đưa người đàn ông đến khu vực cấp cứu. Sau khi được truyền máu và điều trị, các dấu hiệu sinh tồn của người đàn ông dần trở lại ổn định và qua cơn nguy kịch.
Được biết, người đàn ông, 38 tuổi, vốn có sức khỏe tốt và nguyên nhân gây ra tình trạng nguy hiểm nêu trên là thức uống lạnh. Người đàn ông này cho biết rằng do trời nóng, anh ta uống một hơi hết cốc đồ uống lạnh, sau đó thì bị nôn ra máu.
Ma Zhibin, phó giám đốc kiêm giáo sư Khoa tiêu hóa tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, giải thích rằng một lượng lớn đồ uống đông lạnh nhanh chóng đi vào đường tiêu hóa, gây co thắt mạnh ở niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến rách bao tim và chảy máu đường tiêu hóa, còn gây rách niêm mạc ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, tình trạng càng nguy hiểm hơn.
Bác sĩ chỉ ra rằng bệnh nhân ở giai đoạn đầu bị sốc khi nôn ra máu, trong tình trạng mơ hồ.
Không hiếm trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết ồ ạt do rách bao tim, nếu xảy ra có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ nhắc nhở rằng đồ ăn, thức uống đông lạnh sẽ kích thích đường tiêu hóa, cần giảm lượng thức ăn/uống lạnh khi tiêu thụ và tốc độ ăn tùy theo tình trạng của từng người.
Những tác hại có thể gặp khi uống nước đá vào ngày nắng nóng
Gây rối loạn tiêu hóa
Theo Healthline, khi bạn uống nước đá, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước.
Ngoài ra, nước đá sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa và không cho phép chúng hoạt động đúng. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu.
Làm suy yếu miễn dịch
Khi bạn uống nước đá lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể.
Điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng...
Gây tích tụ chất béo
Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng.
Thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng, dẫn đến tăng cân.
Táo bón
Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón.
Giảm năng lượng
Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài.
Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng.
Làm chậm nhịp tim
Uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột.
Nhức đầu
Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu.
Những người không nên uống nước lạnh
Người bị bệnh tim mạch: Nước uống lạnh đi qua thực quản, đi qua vùng gần tim sẽ làm lạnh tim, gây co các mạch máu nuôi tim gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau cơ tim. Bởi vậy, bệnh nhân tim không nên uống nước lạnh.
Người đi nắng hoặc đang ra mồ hôi: Vừa nóng, vừa khát nên bạn muốn uống một cốc nước lạnh để giải khát và hạ nhiệt. Nhưng sau khi bạn uống nước lạnh, do phân tử nước lạnh tích hợp lại rất khó hấp thu vào cơ thể. Lúc này mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm sẽ khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt, dễ gây cảm, sốt.
Uống nước lạnh nguy hiểm thế này, biết rồi 'các vàng' cũng tránh cho xa ảnh 3Nước uống lạnh đi qua thực quản, đi qua vùng gần tim sẽ làm lạnh tim, gây co các mạch máu nuôi tim gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau cơ tim. Bởi vậy, bệnh nhân tim không nên uống nước lạnh. Ảnh minh họa: Internet
Người đang bị sốt: Những người bị sốt do nhiễm khuẩn như: cảm cúm, viêm họng, viêm mũi... không nên uống nước lạnh vì nhiệt độ lạnh làm co mạch máu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, làm bệnh nặng thêm.
Người bị bệnh đường tiêu hóa: Những người bị loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu nhỏ trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến mắc bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa.
PN (Nguoiduatin.vn)