Nhồi máu não (đột quỵ não) là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, xảy ra do xơ vữa động mạch não, gây thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, hoại tử mô não và làm rối loạn chức năng thần kinh.
Hiện nay, nhồi máu não và xuất huyết não còn được gọi chung là tai biến mạch máu não. Hầu hết những bệnh nhân nếu được điều trị thành công đều để lại di chứng, khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình.
Trước đây, nhồi máu não thường được coi là bệnh của người già, nhưng trên thực tế hiện nay người trẻ mắc bệnh rất nhiều. Chính sự thay đổi lớn trong thói quen ăn uống và lối sống mà căn bệnh này không còn phân biệt tuổi tác. Sau đây là một số điểm liên quan đến bệnh này mà mọi người cần phải lưu ý.
4 dấu hiệu trên khuôn mặt của bệnh nhân nhồi máu não
Khuôn mặt là nơi dễ dàng nhận biết trước tiên các dấu hiệu nhồi máu não xảy ra.
- Rối loạn ngôn ngữ
Khi mạch máu não bắt đầu bị tắc nghẽn, nó sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho não không đủ, dẫn tới làm chậm hoạt động của các dây thần kinh não bộ. Lúc này, ngôn ngữ bị rối loạn, nói chuyện khó hiểu, ý thức mất dần trở nên đờ đẫn.
- Chóng mặt và nhức đầu
Nhồi máu não là tình trạng hoại tử do thiếu máu não và thiếu oxy. Do đó, một khi mạch máu não bị tắc nghẽn, triệu chứng điển hình nhất là chóng mặt, nhức đầu, ù tai nặng.
Nếu bạn bị chóng mặt và đau đầu liên tục suốt cả tuần, kèm theo huyết áp tăng, thậm chí buồn nôn và nôn thì cần phải cẩn thận.
- Đột ngột mờ mắt
Não bộ là bộ phận quan trọng nhất của con người, hầu như tất cả cơ quan trên cơ thể đều do não bộ điều khiển, bao gồm cả dây thần kinh thị giác. Khi bị nhồi máu não, dây thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương, nó sẽ gây ra hiện tượng mờ mắt hoặc mù cả 2 mắt. Tổn thương này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, vì vậy cần phải cấp cứu kịp thời.
- Ngáp liên tục
Khi bị thiếu oxy, hành động ngáp sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều oxy hơn và đào thải khí cacbonic dư thừa ra ngoài. Ngoài ra, ngáp còn có thể giải tỏa mệt mỏi về thể chất và thư giãn thần kinh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong 5 đến 10 ngày trước khi bắt đầu nhồi máu não, bệnh nhân thường xuyên ngáp có nguy cơ đến 80% là do xơ cứng động mạch não, hẹp ống sống thắt lưng, thiếu máu não và thiếu oxy.
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị nhồi máu não?
- Người thích đồ ăn nhanh
Vì tính chất công việc mà nhiều người trẻ hiện nay thích chọn những món ăn nhanh gọn, bày bán sẵn chứa "nhiều dầu, nhiều đường, nhiều mỡ". Các loại thực phẩm này nếu ăn trong thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng mỡ trong mạch máu, khiến việc lão hóa ngày càng tăng nhanh, dễ dẫn tới nhồi máu não.
- Người hút thuốc nhiều
Khói thuốc chứa hơn 4.000 chất hóa học, trong đó chủ yếu là carbon monoxide và nicotine. Hút thuốc có thể làm tăng nồng độ carbon monoxide trong cơ thể, dễ làm co thắt động mạch, từ đó làm lắng đọng lipoprotein trên thành mạch máu và hình thành xơ cứng động mạch. Khi tình trạng này xảy ra, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu não, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp máu lên đầu, dẫn đến nhồi máu não.
- Người hay thức khuya
Đối với người hiện đại ngày nay, việc thức khuya là chuyện quá bình thường. Trên thực tế, thức khuya gây suy kiệt cơ thể và tâm sinh lý lúc nào cũng căng thẳng. Ngoài ra, việc tiết hormone adrenaline và norepinephrine quá mức sẽ khiến huyết áp tăng, làm co thắt mạch máu trầm trọng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu não.
Chúng ta nên làm gì để ngăn ngừa nhồi máu não?
- Uống nước trà
Trà xanh rất giàu flavonoid, có tác dụng ngăn ngừa đông máu và giảm các bệnh tim mạch hiệu quả. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều polyphenol và catechin, cả 2 đều có khả năng chống oxy hóa mạnh, có thể giúp cơ thể giảm cholesterol, giảm tích tụ lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đông máu.
- Dùng sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều lecithin. Lecithin có thể làm sạch "rác" trong máu, giảm hàm lượng cholesterol, hạ huyết áp, ngăn ngừa được bệnh tim mạch vành. Do đó, thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành có thể cải thiện tình trạng xơ cứng mạch máu, ngăn ngừa nhồi máu não.
- Tích cực tập động tác bổ trợ
Bài tập 1: Đấm nhẹ vào ngực mỗi bên 25 lần. Động tác này có thể làm tăng tốc độ làm việc của tim, vận chuyển máu đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể tốt hơn.
Bài tập 2: Nằm ngửa và duỗi thẳng chân lên 45 độ trong 2 phút, sau đó ngồi dậy, chống thẳng chân trong 2 phút, làm như vậy 3 lần mỗi ngày. Động tác này có thể giúp mạch máu thông thoáng, ngăn ngừa tắc nghẽn bởi huyết khối.
Theo Aboluowang