Thiếu liên lạc với nhau
Nếu thời gian gần đây giữa vợ chồng bạn có quá ít hoặc không có cuộc trò chuyện nào đáng gọi là trò chuyện và kèm theo đó là một mớ bòng bong rắc rối của bất mãn, bất cần, bất hợp tác… thì đây rõ ràng là thời khắc bạn cần thật thận trọng để "gia cố" thêm cho mái ấm gia đình bạn.
Bạn bè quan trọng hơn bạn đời
Khi chồng hoặc vợ thường xuyên gặp gỡ bạn bè bên ngoài và dành quá nhiều thời gian cho bạn bè có thể khiến người bạn đời nghĩ rằng họ không được coi trọng. Điều này sẽ nhanh chóng làm xấu đi quan hệ của hai người.
Đang ở chung nhưng không thực sự sống với nhau
Vợ chồng bạn đang ở cùng một phòng, nhưng mỗi người một điện thoại, hoặc một người bên máy tính, một người xem ti vi và từ lúc trở về nhà, hai vợ chồng nói chuyện với nhau không quá 5 câu. Đây là một dấu hiệu cho thấy có sự thiếu kết nối giữa mối quan hệ vợ chồng cần có.
Dành quá nhiều thời gian cho công việc
Bạn quá tập trung cho công việc là điều tốt, nhưng khi công việc chiếm hết thời gian và tâm sức của bạn, đồng nghĩa với việc cảm xúc lãng mạn mất đi, không còn thời gian dành cho gia đình, cho người bạn đời của mình… Điều này kéo dài liên tục sẽ tạo cho nửa kia của bạn cảm giác cô đơn, thiếu được quan tâm, dần dần khiến họ chán nản, buồn tủi và nảy sinh tâm lý buông xuôi.
Thường tránh mặt
Nếu người bạn đời mời bạn đi ra ngoài để nói lời xin lỗi… nhưng bạn lại có những lời từ chối tế nhị hơn. Nếu mất đi những quan tâm lẫn nhau mà muốn dành thời gian cho bạn bè, xem tivi, ngồi một mình là dấu hiệu của chán chường, bất hạnh… đang xâm chiếm tâm hồn bạn.
Thường không dùng bữa cùng nhau
Nếu các bạn sống chung một nhà, có công việc cùng một thành phố, nhưng vợ chồng bạn thường xuyên không dùng bữa cùng nhau cả bữa trưa và bữa tối, cả hãi sẽ rất dễ "lạc lối" đấy.
Mở mồm ra là tranh luận, cãi vã
Một khi mối quan hệ bắt đầu xấu đi, thì mọi sự lập luận giữa hai bạn, sự công kích dành cho nhau có vẻ như luôn không có điểm dừng. Lúc này bạn chỉ còn chú ý đến lợi ích của mình mà không quan tâm xem điều đó có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình hay không. Thậm chí, có lúc bạn còn muốn tăng thêm mâu thuẫn để kết thúc cuộc hôn nhân của mình, nghĩa là cuộc hôn nhân này đang thực sự bế tắc và có dấu hiệu sụp đổ.
Nếu hai vợ chồng bạn đang có nhiều hơn một nửa các dấu hiệu trên thì hãy tạm dừng sự bận rộn của mình để suy nghĩ. Nếu còn muốn cứu vãn cuộc hôn nhân của mình thì bạn nên làm những điều sau:
- Nhất định mỗi tuần đều phải có một cuộc hẹn hò riêng giữa hai người để vợ chồng có thể nói chuyện với nhau.
- Cố gắng ăn chung bữa sáng. So với bữa tối và bữa trưa, rất ít khách hàng nào "hẹn hò" bạn đi… ăn sáng. Giờ giấc của bạn với bữa sáng cũng chủ động hơn. Sau khi đưa con đi học, nếu vẫn còn có thể tranh thủ chút thời gian, bạn có thể tạo nên thói quen dành cho vợ chồng mình chừng 15 phút để uống với nhau một ly cà phê trước khi hối hả đến nơi công sở. Đó là khoảng thời gian rất ít ỏi nhưng rất quý giá trong ngày. Nó tiếp thêm năng lượng cho cả bạn lẫn người bạn đời, khiến cả hai cảm thấy như luôn đồng lòng, luôn gắn kết với nhau cho dù bận rộn thế nào đi nữa.
- Dành thời gian để trò chuyện cùng nhau mỗi tối sau giờ làm việc hoặc sau khi bọn trẻ đã ngủ. Hãy tắt tivi, kết thúc các video game hoặc bất kỳ hoạt động nào có thể ảnh hưởng tới cuộc trò chuyện.
- Một nụ hôn hoặc những cử chỉ vuốt ve: Bạn mất không đến 10 giây để đến bên vợ khi thấy vợ trong bếp, nhẹ nhàng ôm eo cô ấy một cái và đặt nhanh một chiếc hôn lên tóc. Bạn cũng mất không đến 10 giây để bước đến bên chồng khi anh ấy thức làm việc khuya, đặt lên bàn một ly sữa và choàng tay qua vai anh, xoa nhẹ vài cái. Những cử chỉ đơn sơ này giúp tạo nên cảm giác ấm áp và không ai cảm thấy bạn lơ là với mái ấm của mình, kể cả khi cả hai đang ở vào giai đoạn "không thở nổi" vì công việc.
- Tìm kiếm một chuyên gia tư vấn các vấn đề hôn nhân và gia đình nếu tự bạn không giải quyết được. Một nhà chuyên môn có thể giúp bạn tạo dựng lại sự giao tiếp lành mạnh giữa hai vợ chồng.
- Sex: Quá mệt và quá căng thẳng nên có khi chuyện gối chăn cũng bị xao nhãng trong những ngày này. Mà bạn biết đấy, "sex" vẫn luôn được xem là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên cảm giác gần gũi, ấm êm.
- Thống nhất những cách giải quyết các vấn đề hay bất đồng trên cơ sở tôn trọng nhau.
- Chú ý lắng nghe để thấu hiểu quan điểm và cảm giác của người bạn đời.
Theo Lily (Giadinh.net.vn)