Thuốc ngừa thai đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ trên toàn thế giới, tuy nhiên, nó không phải là sản phẩm tối ưu tới mức không có những rủi ro. Dưới đây là một trường hợp về sử dụng thuốc tránh thai lâu dài dẫn đến tổn thương gan của một bà mẹ.
Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp kế hoạch hóa gia đình phổ biến nhất, được rất nhiều phụ nữ trên toàn thế giới lựa chọn. Về cơ bản, thuốc tránh thai là loại thuốc an toàn, hiệu quả, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có rủi ro khi áp dụng biện pháp tránh thai này.
Phát hiện khối u do dùng thuốc tránh thai lâu dài
Trên facebook cá nhân của mình, Sarah Brown, một bà mẹ trẻ sống tại North Yorkshire (nước Anh) đã đưa ra lời cảnh báo về việc sử dụng lâu dài thuốc có thể dẫn đến các vấn đề về gan - trường hợp mà cô gặp phải. Theo chia sẻ, cô Sarah đã dùng thuốc tránh thai từ khi 16 tuổi để giảm tình trạng chu kì kinh nguyệt ra nhiều và sau đó đã bị u ở gan.
Sarah Brown đã mua một loại thuốc ngừa thai có tên "Yasmin" và dùng trong suốt 12 năm. Vào tháng1/2016, cô bắt đầu có các vấn đề về tiêu hóa. Nhiều tháng sau, cô đã bắt đầu cảm thấy một cảm giác khó chịu trong vùng gan mỗi lúc nằm xuống.
Những triệu chứng đầu tiên Sarah nhận thấy là chán chường, tăng cân, khó tiêu và phân sống (do thực phẩm không tiêu). Nhưng rồi các triệu chứng của cô ngày càng trầm trọng và trở nên không chịu nổi.
"Sau vài tháng trôi qua, tôi bắt đầu có một cảm giác ngứa ngáy, nóng ở trong gan mỗi khi tôi nằm xuống. Thêm vào đó là cảm giác đau bụng sau khi ăn, cảm giác nóng trên lưng, đau ở bên vai phải" cô cho biết thêm. Tại bệnh viện Freeman ở Newcastle, cô nhanh chóng được kiểm tra sinh thiết và kết quả xác nhận nó không phải là ung thư nhưng trên thực tế là một khối u lành tính được biết đến như là một nốt sụn (FNH) hyperplasia ở gan.
Sau đó, đến tháng 8/2016, cô được chỉ định MRI sau khi khám. Bác sĩ xác nhận rằng nguyên nhân là do sử dụng thuốc tránh thai lâu dài bởi khi cô ngừng sử dụng thuốc vào cuối tháng 5 thì ở lần chụp MRI thứ 3 vào tháng 8, khối u đã ngừng phát triển.
Giải thích trong bài viết của mình trên mạng xã hội, cô cho biết: "Khối u có nguy cơ bị vỡ và biến thành ung thư. Lựa chọn an toàn nhất là loại bỏ nó". Bài viết của cô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và có tới hơn 45.000 lượt chia sẻ.
Vào tháng 11/2016, cô trải qua thủ thuật cắt bỏ gan và túi mật kéo dài gần 7 giờ đồng hồ và phải ở lại bệnh viện trong 1 tuần.
"Xin vui lòng, khi xem xét sử dụng thuốc ngừa thai về lâu dài, hãy đặt câu hỏi, trước khi uống. Nhận thức được tất cả các phản ứng phụ tiềm ẩn, theo dõi bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể. Hãy chia sẻ câu chuyện của tôi để giúp tôi nâng cao nhận thức. Tôi sẽ không bao giờ có thể dùng bất kỳ viên thuốc ngừa thai hoặc biện pháp tránh thai dựa trên hormone nữa vì khối u có thể phát triển trở lại và trong 2 năm tới tôi sẽ phải chụp MRI để kiểm tra gan", cô chia sẻ.
Suýt mất mạng vì chứng cục máu đông do dùng thuốc tránh thai
Jamie Herengader (sống tại Mỹ) cũng gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai nhưng lại là tình trạng cục máu đông.
Jamie vốn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, nhưng vào tháng 3/2011, cô bắt đầu thấy xuất hiện triệu chứng khó thở, nhất là khi leo cầu thang và sưng phù chân. Tuy nhiên, cô chủ quan cho rằng nguyên nhân là do tăng cân nên cô quyết tâm quay trở lại với việc ăn uống lành mạnh và tập luyện liên tục. Nhưng nhiều tuần trôi qua sau đó, tình trạng của cô không tốt hơn.
Chỉ tới khi một người bạn nhận ra đôi chân của cô có màu rất khác và mẹ yêu cầu đi khám sau khi thấy cô kéo lê đôi chân lên cầu thang thì cô mới có cuộc thăm khám nghiêm túc với bác sĩ. Sau khi kiểm tra và nghe cô trình bày, bác sĩ đã yêu cầu cô cần ngừng dùng thuốc tránh thai và đi khám ở bác sĩ gần khu vực của mình bởi các triệu chứng đó cho thấy cô bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chân phải.
Đó là một khối cục phát triển trong tĩnh mạch và thường là ở chân - cục máu đông. "Tôi mới bắt đầu uống thuốc ngừa thai hai tháng trước vì chu kỳ kinh nguyệt của tôi cứ kéo dài liên tục. Nhưng thật không ngờ, thuốc tránh thai đã khắc phục tình trạng rong kinh thì lại gây ra chứng bệnh đáng sợ này", Jamie cho biết.
Sau đó, cô đã được tiến hành một số thí nghiệm để khẳng định thủ phạm chắc chắn gây nên căn bệnh này là thuốc tránh thai chứ không phải do di truyền hoặc rối loạn đông máu.
"Vào thời điểm đó, tôi không thể làm gì khác hơn. Tôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt với liều lượng thuốc men (được điều chỉnh hàng ngày) và thời gian dùng thuốc. Tôi cũng phải điều chỉnh chế độ ăn uống (không uống nhiều rượu và cắt giảm các loại thực phẩm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc). Tôi cũng phải đi gặp bác sĩ mỗi ngày, sau đó giảm xuống vài ngày, hàng tuần để xem tình hình bệnh có khả quan không. Sau 9 tháng, cục máu đông mới không còn là mối đe dọa với sức khỏe của tôi", Jamie cho biết thêm.
Những tác dụng phụ tiềm ẩn khi dùng thuốc tránh thai lâu dài
Bất kì loại thuốc tránh thai nào có tác dụng phụ nhưng điều đó không có nghĩa là nó không an toàn cho tất cả các chị em còn lại. Tác dụng phụ của thuốc có thể có nhưng cũng bùng phát ở tùy từng người. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, bất cứ loại thuốc nào, khi uống thường xuyên trong khoảng thời gian tới hơn một thập kỷ, thì hoàn toàn có thể sẽ ảnh hưởng đến cơ thể - hoặc các bộ phận cụ thể của cơ thể, như thận và gan.
Vì vậy, trước khi bắt đầu dùng bất kì loại thuốc có chứa hormone nào, tốt nhất nên nói với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình. Hãy thận trọng khi quan sát phản ứng của cơ thể đối với một số loại thuốc nhất định. Điều này sẽ giúp cả bạn và bác sĩ của bạn dễ dàng đối phó hơn với những triệu chứng bất thường mỗi khi chúng bắt đầu phát triển.
Điều quan trọng là biết những phản ứng phụ nào cần hỏi bác sĩ phụ khoa của bạn. Hãy nhớ hỏi họ về cách kết hợp các biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, như huyết khối, đột qụy, đau tim, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
Ngoài các khối u gan, đây là những tác dụng phụ khác cần theo dõi khi chị em dùng các loại thuốc tránh thai dạng uống.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa ngay.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như mất kinh hay ra máu giữa chu kì.
- Buồn nôn
- Đau ngực
- Nhức đầu và chứng đau nửa đầu
- Thay đổi tâm trạng
- Ra dịch âm đạo
- Những vấn đề về mắt
- Giảm ham muốn tình dục
- Tăng cân
- Nguy cơ ung thư
- Tăng mức cholesterol
- Huyết áp cao
Theo N.Thủy (Helino)