Nước trà có chứa một số chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ đột quỵ, cơn đau tim, cũng có thể làm giảm tình trạng viêm, giảm hôi miệng, ngăn ngừa sâu răng,…
Nhưng trong thành phần của trà đá có chất oxalate với lượng lớn, chất oxalate là chất chủ yếu gây ra căn bệnh sỏi thận. Do đó khi sử dụng trà đá thường xuyên thì việc mắc phải sỏi thận là rất cao.
Trà đá có tác dụng giảm cân, duy trì vóc dáng khi được áp dụng đúng, sử dụng theo liều lượng quy định. Nếu sử dụng quá đà nó sẽ tác động ngược lại, gây tình trạng béo phì, tăng cân.
Ngoài ra, một số người có thói quen khi uống trà đá thường cho thêm chút đường cho dễ uống. Nhưng nếu tiêu thụ với tần suất ít thì không có vấn đề gì cho sức khỏe ngược lại nếu dùng liên tục với số lượng ngày một nhiều, lượng đường khi đó sẽ tích tụ dần, có nguy cơ gây nên căn bệnh tiểu đường cực nguy hiểm từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, trong trà đá có chứa caffeine, chất này làm tăng huyết áp, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim và một số bệnh lý về tim nguy hiểm khác.
Những sai lầm nên tránh khi uống trà đá
Uống trà quá nóng hoặc quá lạnh
Khi pha với nước quá nóng, hương vị của trà sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, uống nước quá nóng cũng gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Nếu uống trà ấm, nhiệt độ lý tưởng của nước là từ 52-62 độ C.
Trong khi đó, uống trà quá lạnh hoặc bỏ nhiều đá vào trà sẽ gây viêm họng, sinh ra nhiều đờm, đặc biệt là vào mùa đông.
Uống trà ngay sau khi ăn
Nhiều người Việt có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn để làm sạch miệng, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Lá trà có chứa tannin. Chất này có thể kết hợp với thức ăn tạo ra những hợp chất kết tủa, gây ứ đọng trong hệ tiêu hóa, khiến thức ăn khó phân giải và hấp thụ. Thường xuyên sử dụng trà ngay sau bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón, tích lũy các chất có hại trong cơ thể.
Uống trà đã pha từ lâu
Bạn nên uống trà ngay sau khi pha để đảm bảo hương vị của loại đồ uống này. Trà pha lâu, đặc biệt là để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống trà khi đói
Uống trà khi đói có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày. Nước trà khi đi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và khiến việc hấp thu caffein trở nên dễ dàng hơn. Đây là lý do nhiều người cảm thấy chóng mặt, đánh trống ngực, chân tay yếu, run rẩy và một số triệu chứng khác khi uống trà vào lúc đói.
Ngoài ra, uống trà đá khi đói cũng có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Một số tác dụng phụ của trà đá
Trên thực tế, y học đã chứng minh uống trà đá quá nhiều, nhất là những loại trà có đường sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, cụ thể là những tác hại sau.
Bệnh về thận: Hãng tin CBS News đã từng đưa tin về một bệnh nhân tại bang Arkansas, Mỹ bị suy thận do thói quen uống 1 gallon (khoảng 3,78 lít) trà đá mỗi ngày. Được biết, những loại trà như hồng trà chứa chất hóa học có thể gây ra sỏi thận hay thậm chí suy thận nếu liên tục nạp vào cơ thể với lượng trà lớn.
Tiểu đường: Nhiều người thường có thói quen uống trà đá với đường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Nước trà đá pha thêm đường sẽ là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn liên tục uống với lượng lớn.
Đột quỵ: Ít ai biết rằng trà đá cũng là một trong những nhân tố có thể gia tăng mức triglyceride trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Bệnh về tim mạch: Nhiều trà cũng đồng nghĩa với nhiều caffeine, chất hóa học không hề “thân thiện” với sức khỏe con người. Tất cả các loại trà đều có chứa caffeine, dễ khiến huyết áp tăng cao và nhịp tim nhanh, với một số trường hợp còn gây ra chứng loạn nhịp tim.
Ai không nên uống trà đá?
Không phải ai cũng uống được trà đá mặc dù đây là loại nước uống tốt cho sức khỏe. Những người bị dạ dày không nên uống trà đá. Ngoài ra, những nhóm người sau cũng nên hạn chế:
- Người mắc bệnh sỏi thận, suy thận: Trong trà có chứa oxalate, việc uống trà khiến sỏi hình thành to hơn.
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và những người mắc bệnh tiêu hóa không nên uống trà vì 2 chất oxalate và axit tannic sẽ phản ứng với sắt trong dạ dày lâu ngày khiến bạn bị thiếu sắt và ăn uống khó tiêu, ảnh hưởng đến trao đổi chất
- Phụ nữ mang thai không nên uống trà đá vì dễ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến thai nhi, giảm hấp thụ sắt.
- Người cao tuổi không nên uống nhiều trà đá vì dễ bị mất ngủ, căng thẳng. Mỗi ngày nên uống 1-2 cốc, không nên uống trà đặc hoặc quá nóng.
Lưu ý khi uống trà đã để giảm thiểu tác hại lên cơ thể
- Không nên dễ dãi trong việc chọn lựa đồ uống vỉa hè, ngay cả trong thực phẩm cũng không nên tùy ý.
- Không nên uống trà thay nước lọc. Mỗi ngày chỉ 1-2 cốc trà là đủ.
- Không uống trà quá đặc, trà quá nóng gây bỏng niêm mạc thực quản.
- Nếu muốn uống trà, hãy tự pha ở nhà và mang theo bên người. Có thể kết hợp với các loại nước uống khác như mơ muối, chanh muối... để bù lại lượng nước đã mất.
- Không nên uống trà khi để qua đêm vì có thể khiến trà biến chất, sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
PN (Nguoiduatin.vn)