Nam sinh 19 tuổi phải cắt bỏ 2 chân và 10 ngón tay sau khi nhiễm khuẩn do ăn thức ăn thừa
Theo The New England Journal of Medicine, một thanh niên 19 tuổi đã nhập viện trong trạng thái ngộ độc thực phẩm. Cậu là sinh viên của trường Đại học Massachusetts, sau khi dùng bữa trưa thì đột nhiên nôn mửa dữ dội. 20 tiếng sau tình trạng ngày càng nặng hơn nên phải nhập viện.
Khi bệnh viện tiếp nhận, cậu đang bị đau cơ trầm trọng, nôn mửa và đau dạ dày. Càng về sau, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, cậu đau tim, đau ngực, khó thở, đau đầu, cứng cổ, mờ mắt và thâm tím toàn cơ thể. Bệnh nhân còn sốt 41 độ và dần mất đi ý thức.
Tình trạng bệnh đã trở nên báo động khi các mô ở tứ chi đã chết hoàn toàn, chúng dần hoại tử và lan sang các bộ phận khác. Không còn cách cứu chữa, bác sĩ đành phải cắt cụt cả hai chân đến đầu gối, 10 ngón tay cũng bị cắt hết. Nhờ vậy mới giữ được tính mạng cho bệnh nhân.
Không chỉ cậu mà người bạn ăn chung bữa cơm hôm ấy cũng gặp triệu chứng tương tự, chỉ có điều nhẹ hơn một chút. Khi bác sĩ hỏi, cả hai nói trước đó họ vẫn tự nấu ăn bình thường, không hề ăn món gì khác lạ. Vậy nguyên nhân nào đã gây nên ca bệnh kinh hoàng này?
Hội đồng bác sĩ kết luận bệnh nhân này đã mắc chứng xuất huyết não mô cầu – một biến chứng của sốc nhiễm trùng. Cậu bé cũng không hề có dị ứng tiền sử thuốc hay mắc bệnh nền nào. Nhưng trường hợp này bắt nguồn từ ngộ độc thực phẩm, cho nên những gì cậu ăn trước đó chính là thủ phạm.
Hóa ra cả hai do muốn tiết kiệm nên đã ăn cơm nguội với một số loại thịt còn thừa hôm trước. Đây chính là nguyên nhân khiến họ bị ngộ độc thực phẩm và dẫn đến biến chứng nguy hiểm này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), cơm nguội có thể chứa bào tử của Bacillus cereus – một loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm chứa độc tố gây nôn mạnh. Chúng có thể sống sót được sau khi nấu chín và phát triển mạnh ở nhiệt độ phòng.
Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong môi trường, có nhiều trong đất và thảm thực vật, lẫn trong các loại thực phẩm hàng ngày. Các món như cơm, mì ống, thịt hầm, xà lách, súp… là môi trường lý tưởng để Bacillus cereus sinh sôi nếu để lâu từ ngày này qua ngày khác không ăn.
Bên cạnh đó, việc ăn đồ thừa để qua đêm còn có nguy cơ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa nếu không được xử lý đúng cách. Một số loại rau nếu để quá lâu sẽ phân hủy nitrat thành nitrite – một chất gây ung thư. Cho dù có đun lại cũng không tiêu diệt được.
Những thực phẩm không nên để qua đêm
Cơm nguội: Nhiều người rất thích ăn cơm nguội mỗi sáng để tiết kiệm. Tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách, cơm sẽ bị thiu và nhiễm khuẩn. Ăn vào nếu nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc cấp.
Với món ăn này, tốt nhất hãy bọc lại thật kỹ và cho vào tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Khi cơm bị hỏng, có màu lạ hay có mùi bất thường thì phải bỏ đi ngay, làm nóng cơm cũng không có tác dụng.
Rau xanh: Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.
Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.
Nước trà xanh: Trà xanh để lâu thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.
Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.
Các món gỏi, nộm: Do không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cá và hải sản các loại: Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Canh các loại: Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…
PN (Nguoiduatin.vn)