Sự việc xảy ra tại một con hẻm ở quận Nam Hải, Phật Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc) vào khoảng 18h ngày 28/7 vừa qua. Thời điểm đó, một người mẹ hốt hoảng bế con trai 2 tuổi chạy từ trong nhà ra bên ngoài kêu cứu.
Nghe thấy tiếng la hét của người mẹ, một vài hàng xóm vội vã chạy tới. Bé trai 2 tuổi lúc đó ở trong tình trạng bị nghẹt thở, mắt trợn trắng, toàn thân tím tái. Một người hàng xóm giúp người mẹ xốc ngược bé trai để tống dị vật bên trong miệng ra nhưng không được.
Nhân viên cảnh sát tên Chung Bá Triết đang trên đường đi làm về, sau khi biết sự tình liền nhanh chóng chạy tới giúp đỡ. Anh sử dụng phương pháp sơ cứu Heimlich từng học trước đó, một tay đỡ cho bé trai chúi đầu xuống đất, tay còn lại vỗ mạnh vào lưng đứa trẻ.
Sau một vài lần vỗ lưng, bé trai 2 tuổi đã nôn ra được một ít nước. Tuy nhiên, miếng bánh mắc kẹt bên trong vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn khỏi cổ họng. Trong lúc nguy cấp, không có thời gian để chờ xe cứu thương tới, anh Chung đã lái xe ô tô của mình đưa hai mẹ con bé trai tới bệnh viện.
Anh vừa điều khiển xe vừa hướng dẫn cho người mẹ tiếp tục sơ cứu. Sau khoảng 10 phút, bé trai đã được đưa đến bệnh viện. Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ ngay lập tức tiến hành điều trị cho cậu bé.
Thời điểm nghe bác sĩ thông báo con trai đã qua cơn nguy hiểm, người mẹ toàn thân mềm nhũn vì sợ hãi, chỉ biết khóc và không ngừng cảm ơn anh Chung. Bé trai hồi phục tốt, rất nhanh đã được bác sĩ cho ra viện.
Theo lời kể của người mẹ, hôm xảy ra sự việc, chị cho con ăn bánh đậu đỏ. Đây là một loại bánh ăn vặt quen thuộc của người Quảng Đông. Món bánh này vừa dẻo vừa trơn. Khi bé trai 2 tuổi ăn bánh, chị và mọi người trong nhà chủ quan không để ý, mãi tới lúc đứa trẻ bị sặc tới ngạt thở mới phát hiện ra.
"May mắn là đứa trẻ được loại bỏ một phần dị vật, được sơ cứu đúng cách và đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không chắc chắn bác sĩ cũng không thể làm gì được", bác sĩ cho biết.
Nhớ lại sự việc hôm đó, anh Chung chia sẻ: "Khi chạy ra ngoài, tôi thấy nhiều phụ nữ đang bu quanh đứa bé. Hỏi thăm mới biết cậu bé đã bị hóc bánh đậu rồi mắc nghẹn. Lúc tôi ôm đứa trẻ, cơ thể cậu bé đã hơi cứng lại, tay chân mặt mũi tím tái, mắt đờ đẫn. Nếu không được đưa đi cấp cứu ngay sẽ nguy hiểm đến tính mạng".
Câu chuyện này là lời cảnh báo đối với các cha mẹ, nhất định không được chủ quan mà nên để ý khi cho trẻ ăn uống. Cha mẹ cần hết sức chú ý khi cho trẻ ăn các loại thức ăn có dạng đặc, sệt hoặc quá trơn như bánh bột, bánh mì, bánh dẻo hay khoai. Chỉ cần lơ là một chút, trẻ đã có thể bị hóc, sặc dẫn tới ngạt thở.
Một số món khác dễ khiến trẻ bị hóc nghẹn khí quản cha mẹ cần lưu ý:
- Thạch: Thạch trơn, khi ăn dễ bắn thẳng vào cổ họng gây nghẽn khí quản nhưng lại rất khó gắp ra.
- Kẹo: Kẹo cứng, nhỏ nên cũng rất dễ gây hóc. Cha mẹ nên cắn kẹo thành từng miếng nhỏ nếu trẻ muốn ăn.
- Mực, thịt bò khô: Đây là những món có sợi dài, dai, và cứng.
- Lạc: Loại hạt này có kích thước nhỏ, đôi khi khi nhai nuốt dễ sót và rơi vào họng.
- Cherry, nhãn, nho: Những loại quả này có hạt tròn, mềm trơn, dễ hóc khi đang nhằn hạt.
- Cần tây, giá đỗ: Hai loại rau này dài, dai, khó nhai.
Tưởng sắp được gặp bạn trai sau giai đoạn cách ly, cô gái cay đắng mất hơn 60 triệu đồng
Những việc cần làm để hạn chế nguy cơ nghẹ ở trẻ:
- Luôn theo dõi trẻ tránh để trẻ ăn cho vào miệng những vật nhỏ hoặc xương hay đồ ăn không phù hợp.
- Tránh mua những đồ chơi có hình thù nhỏ bé dễ cho vào miệng như bi, logo, đạn…
- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, vui chơi.
- Dạy trẻ ăn đúng cách, không cho nhiều thức ăn vào cùng một lúc.
- Không đùa giỡn để trẻ cười quá nhiều khi ăn.
- Không quát mắng trẻ khi ăn khiến trẻ bị giật mình.
- Hạn chế làm phân tán sự tập trung của trẻ khi ăn.
Theo Đinh Kim (Nguoiduatin.vn)