Tác dụng của quả mận đối với sức khỏe
Chống ung thư
Mận chứa nhiều anthocyanins là chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa các gốc oxy gây ung thư và phá hủy tế bào. Vitamin C và chất xơ trong mận giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết cực hiệu quả.
Giảm sự hấp thụ cholesterol
Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.
Nhờ vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn.
Tốt cho tim mạch
Mận rất giàu kali, có thể điều chỉnh huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ.
Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
Vitamin C khá cao trong mận là cơ sở để loại quả này giúp hấp thu chất sắt rất hiệu quả, đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng của cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa
Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Nhiều người chữa trị bệnh táo bón bằng cách ăn mận khô hoặc mận tươi cho thấy hiệu quả rất cao.
Tốt cho mắt
Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene là những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, căn bệnh về mắt có thể dẫn tới mù lòa.
Những người không nên ăn mận
Người đang đói
Mận là loại trái cây phổ biến vào mùa hè nhưng bạn nên tránh ăn mận khi đói. Bởi thói quen ăn mận khi đói có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bởi chất oxalate trong mận có thể cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, ảnh hưởng tới thận và bàng quang. Do đó bạn không nên ăn nhiều mận. Ngoài ra, ăn mận vào lúc đói vì mận có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Phụ nữ có thai
Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị bệnh thận
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Bởi thế, ngay cả khi sức khỏe bình thường bạn cũng không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt, người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.
Cơ địa nhiệt, nóng
Người có cơ địa nhiệt, nóng thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt, nổi mụn, phát ban...
Người đang dùng thuốc
Trong quả mận nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Những người vừa trải qua phẫu thuật càng không nên ăn mận.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên ăn từ 5 - 10 quả/ngày để tránh những hậu quả không tốt cho sức khỏe. Do vậy không nên ăn quá 50 quả trong 1 tuần vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, vốn là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt.
Lưu ý khi ăn mận
Không nên gọt vỏ mận do trong vỏ mận có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa còn cao hơn so với thịt mận.
Nên rửa sạch lớp phấn trên vỏ mận để tránh bị dị ứng cũng như giảm thiểu thuốc trừ sâu và vi khuẩn trên vỏ mận. Lớp phấn trắng trên quả mận là một phần an toàn tự nhiên của trái cây, chúng đóng vai trò như một rào cản chống lại côn trùng và vi khuẩn giúp giữ ẩm cho trái cây. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với mận thì chúng có thể gây ngứa và sưng miệng hoặc cổ.
Ngoài ra, trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng từ 15-20 phút để an toàn hơn. Để hạn chế tính nóng của mận, nên ăn mận tươi, không chấm quá nhiều muối.
Theo Thanh Huyền (Tiền Phong)