Lưu ý khi ăn sắn để không phải hối tiếc vì ngộ độc

07/11/2019 09:10:02

Sắn là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích trong mùa đông. Sắn được chế biến thành nhiều món ngon nhưng không phải ai cũng biết nếu ăn không đúng cách sẽ dẫn tới ngộ độc thậm chí tử vong.

Trong thành phần của củ sắn có chứa một loại axit cyanhydric viết tắt là HCN có thể gây ngộ độc và mức độ ngộ độc như thế nào phụ thuộc vào hàm lượng HCN cao hay thấp. Và lượng HCN cao hay thấp còn tùy thuộc vào giống sắn.

Giống sắn cao sản thì có hàm lượng HCN cao hơn nhiều so với HCN của sắn. Hàm lượng HCN dưới 20 mg có thể gây ngộ độc những nếu như HCN từ 50 mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy khi ăn sắn chúng ta cần hết sức lưu ý, nhất là quan tâm đến giống sắn nào.

Lưu ý khi ăn sắn để không phải hối tiếc vì ngộ độc

Dấu hiệu của ngộ độc sắn

Nếu bị ngộ độc sắn, sau khi ăn sắn từ 1-3 tiếng, bệnh nhân ngộ độc sẽ có dấu hiệu choáng váng, nóng bừng người, ù tai, chân tay bị tê, buồn nôn và đau bụng.

Chất HCN tác động đến chuỗi tế bào gây ra thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật. Ngộ độc sắn có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Những người không nên ăn sắn

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ khi đó còn non, chưa thực hiện tốt việc đào thải độc tố. Các bậc phụ huynh không nên để trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn quá nhiều sẽ khiến độc tố tích tụ lại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phụ nữ mang bầu: Thời gian mang thai hết sức nhạy cảm cho nên mẹ bầu không nên ăn khoai mì vì có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé.

Lưu ý khi ăn sắn để không phải hối tiếc vì ngộ độc - 1

Những lưu ý khi ăn sắn để không bị ngộ độc

Để phòng tránh những hậu quả không như ý muốn xảy ra thì khi ăn sắn chúng ta cần chú ý những điều sau đây:

Trước khi ăn sắn phải xác định được đây là sắn thuộc giống nào, không được sắn cao sản, có vị đắng vì loại này có hàm lượng HCN cao, có thể dẫn đến ngộ độc và tử vong. Hoặc khi còn nghi ngờ không biết nó thuộc giống nào thì cũng không nên ăn.

sắn nhổ lên thì phải nấu ngay không được để quá lâu. Nếu chưa nấu thì phải vùi lại xuống đất.

sắn cắt lát, phơi khô thì độc tố được giảm đi.

Khi nấu sắn cần phải gọt bỏ vỏ sạch sẽ.

Rửa ngâm sắn với nước sạch.

Khi luộc sắn phải luộc cho thật chín và mở nắp vung. Nên thay nước luộc sắn 2-3 lần để loại bỏ bớt độc tố.

Khi thấy sắn có những dấu hiệu bất thường như đốm xanh, mốc… thì nhất định không được ăn.

QL (SHTT)

Nổi bật