Loại quả chỉ có vào mùa thu, trông giống như cà chua ăn vừa ngon lại có thể chữa khỏi một loạt bệnh!

18/09/2019 08:14:06

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), công dụng chữa bệnh của quả hồng được Đông y chứng nhận và cho nhiều kết quả tốt.

Mùa thu đem lại cho con người ta không chỉ là tiết trời se lạnh dễ gây thương nhớ, không chỉ là hương cốm mới, hương ổi cuối mùa phả vào gió se khó quên… mà đó còn là mùa của những loại quả xinh xắn, dễ khiến người ta phải khát khao ăn đúng mùa. Một trong những loại quả ấy chính là quả hồng.

Loại quả chỉ có vào mùa thu, trông giống như cà chua ăn vừa ngon lại có thể chữa khỏi một loạt bệnh!
Trong Đông y, quả hồng cũng như các bộ phận khác của cây hồng đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.

Mùa thu là mùa của những trái hồng chuyển màu đỏ lựng, lấp ló sau những tán lá xanh như chùm lửa thắp lên sáng bừng. Hương vị ngọt mát đặc trưng của loại quả này khiến mỗi người xa quê đều đứng ngồi không yên. Tuổi thơ của nhiều người gắn liền với quả hồng, quả hồng trong những dịp Tết Trung thu không thể nào thiếu, quả hồng nằm trong trí nhớ trẻ thơ một màu mơ mộng…

 

Sẽ thật tuyệt biết bao nếu trong góc vườn nhà bạn có trồng một cây hồng ta như thế. Nhưng không chỉ để ăn, người ta còn dùng quả hồng cũng như nhiều bộ phận của loại quả này để làm thuốc chữa bệnh cực tốt trong Đông y.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả hồng cũng như các bộ phận khác của cây hồng đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.

Loại quả chỉ có vào mùa thu, trông giống như cà chua ăn vừa ngon lại có thể chữa khỏi một loạt bệnh! - 1

Chưa hết, nhiều bộ phận khác của hồng cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Tai hồng (còn gọi là thị đế) có vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu… Những công dụng chữa bệnh của quả hồng từ lâu đã được ghi nhận.

Trong y học hiện đại cũng công nhận nhiều lợi ích sức khỏe của quả hồng nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào. Hồng có hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao, cũng như một số hợp chất hữu cơ. Chúng bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin B6, cũng như chất xơ, mangan, đồng, magiê, kali và phốt pho. Các hợp chất hữu chiếm chủ yếu, bao gồm catechins, gallocatechins, betulinic acid và các hợp chất carotenoid khác nhau, nằm trong nhóm vitamin B.

Loại quả chỉ có vào mùa thu, trông giống như cà chua ăn vừa ngon lại có thể chữa khỏi một loạt bệnh! - 2
Trong y học hiện đại cũng công nhận nhiều lợi ích sức khỏe của quả hồng nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào.

Công dụng chữa bệnh của quả hồng được cụ thể trong những bài thuốc nào?

Với vô vàn công dụng được Đông Tây y chứng nhận, quả hồng hoàn toàn có thể được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Công dụng chữa bệnh của quả hồng được cụ thể trong những bài thuốc sau:

 

- Chữa bệnh tiêu chảy: Hồng xanh giã nát, cho chút nước sôi để nguội, sau đó gạn lấy nước này uống sẽ giúp chữa bệnh tiêu chảy vô cùng hiệu quả.

- Chữa đái dầm: 10-15 tai hồng đem thái nhỏ, phơi khô sắc với 200ml nước, còn lại 50ml đem uống trước khi đi ngủ để chữa chứng đái dầm ở trẻ em cũng như người lớn.

- Chống viêm, nhiễm trùng: Ăn hồng chín đều đặn hàng ngày. Quả hồng chứa một lượng khá lớn chất catechin và polyphenol có khả năng chống viêm rất tốt, do đó ăn đều đặn sẽ giúp chống nhiễm trùng.

Loại quả chỉ có vào mùa thu, trông giống như cà chua ăn vừa ngon lại có thể chữa khỏi một loạt bệnh! - 3
Với vô vàn công dụng được Đông Tây y chứng nhận, quả hồng hoàn toàn có thể được sử dụng làm thuốc trong Đông y.

- Bệnh nhân tăng huyết áp: Hồng tươi đem ép lấy nước, hòa với sữa hoặc nước cơm rồi uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa chén. Bài thuốc này còn có tác dụng phòng tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.

- Trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy quả hồng khô 12g, sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần.

- Chữa nấc: Tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100g, đinh hương 8g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Thông tin bài thuốc có tính chất tham khảo, trước khi muốn chữa bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y để áp dụng phù hợp hơn cho cơ địa, trường hợp bệnh lý của người bệnh.

Theo Tiểu Nguyễn (Helino)

Nổi bật